Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Diễn đàn khu vực ASEAN và vấn đề Biển Đông

Đăng ngày:

Sự có mặt của Ngoại trưởng Clinton tại cuộc họp của Diễn đàn khu vực ASEAN ARFsẽ là sự kiện đáng chú ý, nhất là vì an ninh trên Biển Đông nay đã trở thành ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ. Nhưng liệu Hoa Kỳ có thể yểm trợ Đông Nam Á đến mức nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ?

Quảng cáo

Các quan chức Hàn Quốc vào tuần trước cho biết là Seoul sẽ cố thuyết phục các nước thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF ), họp tại Hà Nội vào ngày 23/7 tới, ra một tuyên bố lên án mạnh mẽ Bắc Triều Tiên về vụ bắn chìm tàu Cheonan ngày 26/3.

Theo báo chí Hàn Quốc, năm nay sẽ là lần đầu tiên các giới chức Bắc Triều Tiên tham dự ARF, vì ngoại trưởng Pak Ui-chun sẽ đại diện Bình Nhưỡng tại cuộc họp này. Như vậy, Hà Nội sẽ là nơi mà hai miền Triều Tiên lần đầu tiên mặt đối mặt kể từ sau vụ chìm tàu. Chưa biết là yêu cầu của Hàn Quốc có sẽ được đáp ứng đầy đủ hay không, nhưng việc này cho thấy đối với Seoul, Diễn đàn khu vực ASEAN là cơ chế có vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Diễn đàn ARF năm nay đặc biệt sẽ có sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam.

Theo chiều hướng mở rộng quan hệ đối ngoại và thúc đẩy đối thoại an ninh khu vực, khối ASEAN đã thành lập ARF vào năm 1993 và diễn đàn này đã họp lần đầu tiên vào năm 1994. Số thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN nay đã lên đến 27, gồm 10 nước ASEAN, Úc, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, New Zealand, Pakistan, Papua New Guinea, Nga, Srilanka, Đông Timor, Mỹ và Liên hiệp châu Âu.

Bên cạnh vấn đề Bắc Triều Tiên, tại cuộc họp ở Hà Nội lần này, diễn đàn ARF sẽ thảo luận về nhiều vấn đề khác trong đó chắc là sẽ có vấn đề Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt các nước Đông Nam Á.

Tại cuộc họp cấp thứ trưởng Quốc phòng ARF tại Đà Nẵng vào tháng 5 vừa qua, các quan chức châu Á -Thái Bình Dương đã muốn thúc đẩy việc hình thành một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông. Tại cuộc họp, đại diện của Philippines đã cho rằng Bộ quy tắc ứng xử này không chỉ có ASEAN và Trung Quôc mà còn cần có sự tham gia của tất cả các nước có liên quan, trong đó dĩ nhiên có cả Hoa Kỳ.

Rõ ràng là Hiệp hội ASEAN chẳng có trọng lượng gì đối với Bắc Kinh và chỉ có thể trông chờ vào Hoa Kỳ để đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Sự có mặt của Ngoại trưởng Clinton chính vì vậy sẽ là sự kiện đáng chú ý, nhất là vì an ninh trên Biển Đông nay đã trở thành ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ. Nhưng liệu Hoa Kỳ có thể yểm trợ Đông Nam Á đến mức nào trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ? Sau đây mời quý vị nghe nhận định của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.

11:43

Nhà báo Lưu Tường Quang, Sydney

Thanh Phương

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.