Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

Bắc Kinh dùng án tù cải tạo để chống Pháp Luân Công

Nhật báo Le Monde hôm dành một trang về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp giáo phái Pháp Luân Công qua lời kể của một cựu tù của giáo phái này. Bài báo đề tựa : "Cải tạo chống giáo phái theo kiểu Trung Quốc". Theo tờ báo, người kể chuyện là một người đàn ông khoảng 40 tuổi. Ông kể chuyện với phóng viên mà không dám cho biết danh tính, nơi sinh, nghề nghiệp.

Một cuộc biểu tình của Pháp Luân Công tại Hồng Kông đòi tự tín ngưỡng (AFP/P.Lopez)
Một cuộc biểu tình của Pháp Luân Công tại Hồng Kông đòi tự tín ngưỡng (AFP/P.Lopez)
Quảng cáo

Ông là nhân chứng sống của những hành động đàn áp mà chính quyền Trung Quốc đã tiến hành đối với tín đồ Pháp Luân Công. Ông từng tham gia vụ biểu tình ngày 25 tháng 4 năm 1999 ở Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ở Phía tây Tử Cấm Thành. Cuộc biểu tình năm đó thu hút hàng ngàn tín đồ Pháp Luân Công, với mục đích phản đối việc chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ nhiều tín đố khác vài ngày trước đó.

Sau đó vài tháng, nhiều tín đồ đã bị bắt. Người đàn ông này phải chạy trốn. Ông kể : "Khi ấy tôi phải thường xuyên thay đổi nơi cư trú và không bao giờ dám ngủ hai lần ở cùng một chỗ". Cuối năm 2000, ông ra đầu thú với cảnh sát Bắc Kinh. Lập tức cảnh sát bắt ông đưa lên xe và giải thẳng đến một trại giam. Cảnh sát đã tống giam ông một cảnh đơn giản như vậy mà không đến việc xét xử của tòa án. Ông tâm sự : "Tôi không thể ngờ rắng chính quyền nước tôi lại xấu xa đến như vậy. Tôi đã mất hết hy vọng vào chế độ này".

Ngày nào cũng bị cảnh sát tra vấn. Họ ép ông bỏ đạo, một đạo mà họ cho là "tín ngưỡng ma quái". Ông cho biết : khi có các tổ chức nhân quyền tới thị sát trại giam thì tình hình lập tức được cải thiện. Ông nói : "Bất chợt, các tù nhân Pháp Luân Công được xem truyền hình, chơi thể thao, đọc sách ở thư viện". Ông phải ở tù hơn 2 năm. Sau đó, ông được tự do, rồi bị bắt lại và bị nhốt ở một trại giam khác. Ở trại giam mới này, ông không bị tra tấn như ở các trại giam trước đó, nhưng lại bị "khủng bố tinh tinh thần". Sau đó, ông được đưa về nhà bố mẹ của ông và bị chính quyền quản chế tại địa phương. Rồi một hôm ông trốn khỏi địa phương. Từ đó, ông phải sống trốn chui trốn nhũi và luôn bị cảnh sát truy nã. Người cựu tù kết luận : "Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục lo ngại chúng tôi vì chúng tôi biết rõ cách thức phơi bày sự đen tối của đảng này."

Le Monde cho biết thêm : vào cuối những năm 1990, có đến 80 triệu tín đồ Pháp Luân Công, gấp hai lần số đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Chính quyền Bắc Kinh không chấp nhận sự tồn tại của giáo phái này. Từ năm 1995, cảnh sát Trung Quốc bắt đầu sách nhiễu tín đồ Pháp Luân Công và kinh sách của giáo phái này cũng bắt đầu bị cấm. Chính quyền Bắc Kinh sau đó còn ra lệnh cho các phương tiện truyền thông trong nước đăng bài phản đối Pháp Luân Công. Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân tuyên bố : "Pháp Luân Công đe dọa sự ổn định xã hội". Ông cũng chỉ đạo thành lập « phòng 610 », đặc trách về giải quyết vấn đề Pháp Luân Công. Hiện tại, chính sách đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với giáo phái này đang bị lên án bởi các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Trung Quốc dùng biện pháp mạnh để tiết kiệm năng lượng

Tiếp tục thông tin về Trung Quốc, Le Monde phản ánh kinh tế của nước này với bài viết : "Trung Quốc hạn chế việc sử dụng năng lượng của các nhà máy tiêu thụ nhiều năng lượng". Le Monde cho hay, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành biện pháp mạnh để buộc các nhà máy công nghiệp có mức tiêu hao năng lượng cao nhất phải tiết chế sử dụng năng lượng theo chỉ tiêu của nhà nước.

Ngày 15 tháng 8 rồi, Bộ Công Nghiệp Trung Quốc công bố danh sách 2097 nhà máy bị xem là gây ô nhiễm nhất. Chính phủ yêu cầu các nhà máy này phải ngừng sử dụng các phương tiện sản xuất lạc hậu chậm nhất là vào cuối tháng 9 tới, nếu không sẽ bị rút giấy phép hoạt động, từ chối cho vay tiền hoặc sẽ bị cắt điện. Để hoàn thành chỉ tiêu của chính phủ, chính quyền ở một số tỉnh đã có hành động trước thời hạn mà chính phủ đặc ra. Như ở tỉnh Hồ Bắc, hơn 500 nhà máy đẽ bị cắt điện một tháng mà không hề được thông báo trước.

Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế, vào năm 2009 Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới. Than, loại nhiên liệu gây ô nhiểm nhất, chiếm 70% lượng nhiên liệu được các nhà máy trong nước sử dụng. Năm 2009, Trung Quốc đã giảm được 14.4% mức tiêu thụ năng lượng. Vào ngáy 5 tháng 5. Thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa là sẽ sử dụng « bàn tay sắt » để hoàn thành đúng thời hạn chỉ tiêu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra.

Chuyên gia của tổ chức Hòa Bình Xanh ở Trung Quốc cho rằng việc công bố danh sách này cho thấy quyết tâm hành động của chính phủ Trung Quốc. Tuy vậy, chuyên gia này cũng quan ngại về hệ quả xã hội của biện pháp này, ông nói : « Chính phủ Trung Quốc nên có chính sách động viên lâu dài thay vì áp đặt các biện pháp hành chính như việc đóng cửa nhà máy ». Một chuyên gia môi trường khác cho rằng : Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn để đạt được chỉ tiêu này vì một vài nhà máy chấp nhận nộp phạt hằng năm cho chính quyền địa phương để tiếp tục gây nhiễm và tiêu thụ năng lượng quá mức.

Iran khoe sức mạnh

Nhật báo Liberation hôm nay quan tâm đến việc Iran khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia này với nhận định : "Tổng thống Ahmadinajad khoe sức mạnh". Bài báo cho biết Iran đã khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình sau 35 năm sóng gió. Việc nạp nhiên liệu đã được thực hiện với sự chứng kiến của người đứng đầu công ty năng lượng Rosatom của Nga, công ty phụ trách việc xây dựng nhà máy. Ông nyaf khẳng định rằng Iran có quyền phát triển năng lượng hạt nhân với mục đích hòa bình.

Ông cũng cho rằng nhà máy này được đặt với sự kiểm soát của Cơ Qua năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế. Bộ ngoại giao Pháp cho rằng việc xây dựng nhà máy hạt nhân này cho thấy Iran không cần phải tự làm giàu uranium cũng có thể sở hữu năng lượng hạt nhân dân sự. Tờ báo cho rằng sự vắng mặt của tổng thống Nga trong buổi khởi động đã làm ảnh hưởng đến « màn trình diển » mà Ahmadinejad dự kiến trình diễn trong bối  cảnh thế giới đang dằng co về vấn đề hạt nhân quân sự, trong khi trong nước phong trào đối kháng đang lên cao.

Để bù lại việc đó, hôm qua trước ống kính truyền hình, Iran đã cho trình làng một loại máy bay không người lái có khả năng chở được bom. Tờ báo kết luân : Việc khoe khoan này giúp cho Ahmadinejad giữ được quyền lực. Trong Khi đó tờ Le Monde nhận định : Với chính phủ Matxcơva, đây là cơ hội để chứng tỏ rằng Nga luôn là đồng minh tin cậy của Teheran.

Thăm dò ở Pháp : Cánh tả chiếm ưu thế

Liên quan đến tình hình chính trị nước Pháp, nhật báo Liberation hôm nay đăng công bố cuộc thăm dò ý kiến của Cơ quan thăm dò ý kiến và tư vấn Pháp Viavoice. Theo kết quả thăm dò, 44% người Pháp mong tổng giám đốc Quỷ tiền tệ quốc tế IMF ông Dominique Strauss-Kahn sẽ trở thành tổng thống Pháp vào năm 2012, trong khi đó lãnh đạo Đảng Xã Hội Pháp, bà Martine Aubry chiếm 31%, cựu ứng cử viên tổng thống năm 2007 Ségolene Royal giành được 25%, còn tổng thống Pháp đương nhiệm Nicolas Sarkozy chỉ chiếm được 24% số người ủng hộ.

55% người Pháp mong muốn cánh Tả sẽ chiến thắng. Cuộc thăm dò diễn ra trong bối cảnh chính phủ tổng thống Sarkozy đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về chính sách an ninh, trong khi không khí chính trị trong nước lại tỏ ra có lợi cho cánh Tả. Theo Liberation, cánh tả còn phải thuyết phục được người dân là cánh Tả có khả năng làm tốt chính phủ hiện tại.

Đàn ông cũng bị bạo hành gia đình

Cuối cùng, chúng ta đến với một thông tin khá lý thú đăng trên tờ La Croix qua bài viết : "Đàn ông bị vợ đánh, một sự thật còn nhiều người chưa biết". Tờ báo cho biết : mỗi năm trên thế giới có khoảng 30 ông chồng bị vợ đánh chết. Các ông chồng bị bạo hành dưới nhiều hình thức : bị đá, bị đánh vào lưng, vào chân, bị chửi mắng, lăng nhục, bị cào cấu, bị dùng dao hăm dọa…

Theo thống kê, năm 2008, có khoảng 110 000 ông chồng là nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. Tuy vậy, các ông chồng rất ngại cho người khác biết mình bị vợ hành hạ, vì như thế sẽ « mất mặt đàn ông ». Ở Pháp, Hội Báo động về nạn đàn ông bị bạo hành vừa ra đời. Ở Mỹ, Thụy Sỹ, Đức đều có các trung tâm chuyên trách về vấn đề đàn ông bị bạo hành.

Ở thành phố Denain miền Bắc nước Pháp, có Hội Entre Femmes. Thay vì chỉ tiếp nhận phụ nữ, hội này đã quyết định tiếp và tư vấn cho quý ông bị bạo hành. Chủ tịch hội cho biết : "Chúng tôi biết có vài ông chồng hằng ngày bị vợ hành hạ. Nổikhổ này của họ không ai biết đến. Việc chúng tôi có thể làm cho họ là nghe họ giải bày tâm sự".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.