Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Ấn Độ "hướng đông" để phá gọng kềm của Trung Quốc

Đăng ngày:

Ấn Độ tiến hành chiến lược « hướng đông » để phá thế gọng kềm của Trung Quốc. Từ mùa hè năm nay,thái độ của Trung Quốc tại biển Hoa Đông đối với Nhật gây quan ngại cho nhiều nước trong vùng. Trong những tuần lễ vừa qua tại Ấn Độ cũng phát sinh tâm lý "phẫn nộ" đối với Bắc Kinh, bị xem là có những hành vi thiếu thân thiện với lân bang tại Nam Á.

Máy bay C17 nhân một cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tại Agra (AFP/ Vatsyana)
Máy bay C17 nhân một cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ tại Agra (AFP/ Vatsyana)
Quảng cáo

Từ biên giới đang có tranh chấp trong vùng Hymalaya đến Cachemire và sự trợ giúp của Trung Quốc cho Pakistan, những "điểm nhấn" đang có dấu hiệu nóng lên. Hôm 7 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh, đã phải lên tiếng là "Trung Quốc muốn đặt chân vào Nam Á. Trung Quốc muốn kềm Ấn Độ ở vị trí một quốc gia phát triển giới hạn. Ấn Độ phải chuẩn bị mọi tình huống".

Vài ngày trước, giới chính trị và công luận Ấn rất bất mãn khi nhận được tin Bắc Kinh từ chối cấp visa nhập cảnh cho tướng tư lệnh quân khu miền bắc Ấn B .S Jaswal, mặc dù nhân vật này được mời chính thức viếng thăm Trung Quốc. Theo báo chí Ấn, Trung Quốc viện cớ viên tư lệnh này có gốc gác ở tỉnh Jamu-et-Cachemire nơi hai nước tranh chấp chủ quyền.

Trước đó một tháng, một bài báo của New York Times tiết lộ Bắc Kinh đưa 11 ngàn quân vào Gilgit-Baltistan một khu vực của Pakistan trong dãy Hy mã lạp sơn. Đây là một vương quốc nhỏ của Ấn trước khi cắt chia cho Pakistan năm 1947. Ấn Độ xem sự kiện Trung Quốc đưa quân vào đây như là một hành động thách thức trong lúc Pakistan giải thích những quân nhân Trung Quốc này là "cán bộ" hoạt động nhân đạo củng cố đất đai sau trận lũ lụt.

Theo một chuyên gia quốc phòng ở New Delhi, Bắc Kinh đang "thổi vào đám than hồng" để kềm chân Ấ Độ ở Nam Á không cho vươn dậy. Vì đối với ban lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ đang siết chặt quan hệ với Mỹ, điển hình là qua hiệp ước hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn, để bao vây Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là ai đang có kế hoạch kềm chế ai ? Chính sách "lưỡi bò của Trung Quốc tại biển Đông" và tham vọng thiết lập hàng loạt hải cảng trong vùng Ấn Độ dương , ở Miến Điện, ở Sri Lanka mà Bắc Kinh gọi là "chuỗi trân châu" đang gây quan ngại cho các nước khu vực. Chuyên gia Pháp Jean-Pierre Cabestan, giáo sư chính trị đại học Hongkong nhận định : chuỗi trân châu là một mạng lưới nhện bao vây Ấn Độ như một thế cờ GO.

Thời bình thì Trung Quốc sử dụng làm thương cảng, khi có khủng hoảng thì không loại trừ các thương cảng biến thành quân cảng giới hạn khả năng đối phó của Ấn ngay trên vùng biển nhà. Trong bối cảnh này, lời tuyên bố của Thủ tướng Ấn báo động "Trung Quốc âm mưu chen chân vào Nam Á và Ấn Độ phải hành động" là đúng hay phóng đại ? Người ta biết chắc một điều, vị lãnh đạo này có tiếng là "điềm đạm" và giữ gìn lời ăn tiếng nói rất cẩn thận.

Một tháng sau lời tuyên bố này, bộ trưởng quốc phòng Ấn A.K Antony thăm Việt Nam và ký một loạt thỏa thuận hợp tác quân sự.Hãng tin công giáo AsiaNews của Ý nhận định là khi New Delhi và Hà Nội thắc chặc quan hệ , Trung Quốc bị cô lập thêm.

Phải chăng Ấn Độ đang đẩy mạnh "chiến lược hướng Đông" để phá thế gọng kềm của Trung Quốc ? Ý nghĩa

09:25

Phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long

của chính sách này ra sao. RFI đặt câu hỏi với hai nhà phân tích là giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ và nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc Đại Lợi. Trước hết, về quan hệ hợp tác Ấn-Việt trong chính sách Hướng Đông của New Delhi, giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích :

Từ khi Trung Quốc tỏ thái độ mà giới phân tích gọi là "trịch thượng" trên hồ sơ biển Hoa Đông và biển Đông, bất chấp những nguyên tắc ngoại giao với các nước trong khu vực điển hình là qua xung khắc với Nhật, các nước trong vùng từ Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Úc và New-Zealand đều tỏ thái độ quan ngại. Thế nhưng, ngoài lý do địa lý,thì dâu là những những nguyên nhân sâu xa khiến cho Ấn Độ chọn Việt Nam làm đối tác quốc phòng ? Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney :

07:56

Phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.