Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

RSF đòi thả ông Lưu Hiểu Ba, nhân ngày sinh nhật

Hôm nay, giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba sẽ phải kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 55 của mình ở trong tù. Theo AFP, nhân dịp này nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, một lần nữa lại lên tiếng đòi chính quyền Bắc Kinh trả tự do nhà ly khai đấu tranh ôn hòa vì dân chủ ở Trung Quốc.

Dân Hồng Kông biểu tình đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba (REUTERS)
Dân Hồng Kông biểu tình đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba (REUTERS)
Quảng cáo

Trong một thông cáo của mình, tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters sans frontière / RSF) cho biết : "Từ năm 1989, giải Nobel Hòa bình đã qua chín lần kỷ niệm sinh nhật ở trong tù. Thái độ cố hữu của chính quyền Bắc Kinh coi Lưu Hiểu Ban là một tội phạm nguy hiểm đang làm vấy bẩn uy tín quốc tế của Trung Quốc".

Về phần mình, tổ chức phi chính phủ Human Rights Defender (CHRD), một mạng lưới nhân quyền đặt trụ sở tại Hồng Kông đã ra tuyên bố kêu gọi "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện" cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba.

Xin nhắc lại, giáo sư văn học Lưu Hiểu Ba bị kết án 11 năm tù từ năm 1989 vì tham gia soạn thảo Hiến Chương 08 với mục đích kêu gọi cải cách dân chủ ở Trung Quốc. Hiện ông đang bị giam tại nhà tù Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh. Ngày 8 tháng 10 vừa qua Lưu Hiểu Ba là người Trung Quốc đầu tiên được trao giải Nobel Hòa Bình. Tất nhiên vì đang bị cầm tù nên Lưu Hiểu ba không thể nào đến Oslo nhận giải, nhưng ngay cả vợ và người thân của Lưu Hiểu Ba cũng không được phép thay mặt ông đi nhận giải.

Từ khi có thông báo trao giải Nobel Hòa binh 2010 cho Lưu Hiểu Ba, vợ ông bà Lưu Hà cũng bị quản thúc tại gia, các phương tiên liên lạc với bên ngoài như điện thoại, internet đều bị cắt. Trong ngày sinh nhật hôm nay, tại Bắc Kinh, vợ ông, bà Lưu Hà bỗng dưng biệt tăm. Báo chí quốc tế và ngay cả luật sư của nhà ly khai đã không thể nào liên lạc được với bà.

Cũng trong ngày hôm nay, khi được hỏi về số phận của Lưu Hiểu Ba, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du vẫn không đưa ra cam kết nào về tự do của giải Nobel 2010, đồng thời nhấn mạnh việc đó thuộc thẩm quyền của tư pháp. Đối với bắc Kinh thì nhà đối lập Lưu Hiểu Ba vẫn là một "tội phạm".
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.