Vào nội dung chính
NHẬT BẢN

Nhật sẵn sàng mua trái phiếu của châu Âu

Sau Trung Quốc, đến lượt Nhật Bản hứa sẽ mua các công trái phiếu của châu Âu để giúp ổn định tài chính cho khu vực đồng euro, nơi mà hiện nhiều nước đang lâm vào khủng hoảng nợ công.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda trong cuộc họp báo tại Tokyo, 24/12/2010
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda trong cuộc họp báo tại Tokyo, 24/12/2010 Reuters
Quảng cáo

Quỹ bình ổn tài chính của các nước trong khu vực đồng euro, tập hợp khoảng 440 tỷ euro, được thành lập hồi đầu năm 2010, trong khuôn khổ trợ giúp tài chính cho Hy Lạp và Ai Len, hai quốc gia đang chìm ngập trong nợ công.

Các nước châu Âu dự tính từ nay đến cuối tháng giêng 2011 sẽ phát hành trái phiếu để có thêm nguồn tài chính cho quỹ, bảo đảm hỗ trợ cho các nước trong khu vực đồng euro đang bị nợ công đe dọa.

Ngày hôm nay, 11/01, bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khẳng định thông tin trên và ông cho biết Tokyo sẵn sàng mua khoảng 20% lượng trái phiếu do Quỹ bình ổn tài chính châu Âu phát hành tới đây, tương đương khoảng 930 triệu euro.

Từ Tokyo, thông tín viên F. Charles cho biết thêm chi tiết :

" Nhật Bản sẽ mua 20 % số trái phiếu mà Liên Hiệp Châu Âu dự tính bán ra để hỗ trợ cho các nước có nguy cơ cao nhất bị rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng euro. Với việc mua lại 20% lượng công trái phiếu mà Quỹ ổn định tài chính châu Âu sắp phát hành, Nhật Bản muốn củng cố thêm độ tin cậy của các loại trái phiếu châu Âu.

Theo ông Yoshihiko Noda, bộ trưởng Tài chính Nhật thì điều này cho thấy Tokyo cũng nghi ngờ tương lai của đồng tiền chung châu Âu. Còn Hiroshimir Asaki thuộc công ty quản lý tài chính Shinko tại Tokyo nhận xét rằng Nhật Bản luôn là nước đi đầu trong việc góp phần làm ổn định hệ thống tài chính quốc tế.

Như vậy không phải Nhật Bản theo chân Trung Quốc. Người khổng lồ châu Á này cũng đã tỏ ý sẵn sàng trực tiếp mua lại các khoản nợ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Một chuyên gia tài chính tại Tokyo nhận định, làn sóng châu Á hỗ trợ khu vực đồng euro không làm thay đổi căn bản vấn đề. Các nước châu Âu còn cần phải có những giải pháp toàn bộ hơn để hạn chế hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.