Vào nội dung chính
QUAN HỆ NGA NHẬT

Thủ tướng Nhật lên án chuyến thăm quần đảo Kuril của tổng thống Nga

Dù chuyến viếng thăm quần đảo Kuril của tổng thống Nga, Dmitri Medvedev đã diễn vào tháng 11/2010, nhưng theo báo chí Nhật Bản vào hôm nay, 07/02/2011, thủ tướng Naoto Kan đã đánh giá việc đó là một hành động « xúc phạm không thể tha thứ » đối với Tokyo. Kuril là nơi hai nước đang tranh chấp chủ quyền.

Đảo Kunashiri, một trong bốn hòn đảo thuộc nhóm đảo Kuril đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga (Ảnh chụp tháng 3 năm 2007)
Đảo Kunashiri, một trong bốn hòn đảo thuộc nhóm đảo Kuril đang nằm dưới quyền kiểm soát của Nga (Ảnh chụp tháng 3 năm 2007) Ảnh:REUTERS/Kyodo
Quảng cáo

Nhật Bản hàng năm vẫn dành một ngày đặc biệt để bàn về vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga. Nhân dịp này thủ tướng Naoto Kan cam kết : Tokyo sẽ làm tất cả để đòi lại bốn hòn đảo đã bị Matxcơva thôn tính vào cuối Thế chiến thứ Hai. Theo thủ tướng Nhật, đó phải là ưu tiên hàng đầu của ngành ngoại giao Nhật Bản.

Ngày 01/11/2010 ông Dmitri Medvedev là tổng thống Nga đầu tiên đến viếng thăm phía nam quần đảo Kuril. Đây là một chuỗi đảo trải dài từ phía nam bán đảo Kamchatka đến phía đông bắc Nhật Bản. Quần đảo Kuril được biết là chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên, như các mỏ vàng, bạc. Hơn nữa đây lại là một vùng biển được coi là nhiều cá nhất thếm giới.

Chuyến viếng thăm vào năm ngoái của lãnh đạo Nga đã khiến Tokyo vô cùng phẫn nộ. Đến tháng 12 năm ngoái, tổng thống Medvedev lại đổ thêm dầu vào lửa trong quan hệ song phương khi khẳng định : miền nam quần đảo Kuril thuộc chủ quyền của nước Nga.

Cuối tuần qua, bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng đã đến khu vực này. Tokyo đã triệu đại sứ Nga lên bộ Ngoại giao để « phản đối mạnh mẽ » thái độ của Nga và Ngoại trưởng Nhật coi đây là một « gáo nước lạnh » trong bang giao hai nước.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.