Vào nội dung chính
NHẬT BẢN

Chỉ số tín nhiệm tài chính của Nhật bị sụt giảm do chi phí tái thiết nặng nề

Cơ quan thẩm định tài chính Standard and Poor hôm nay 27/4 đã đánh sụt điểm tín nhiệm về nợ công dài hạn của Nhật Bản, từ ổn định xuống mức âm. Cơ quan này nhận định rằng chi phí tái thiết vùng đông bắc nước Nhật sẽ làm tăng gánh nặng nợ công của Nhật Bản, vốn đã ở mức cao nhất trong số các nước phát triển.

Chi phí tái thiết miền bắc nước Nhật lên tới ít nhất 167 tỉ euro (Reuters)
Chi phí tái thiết miền bắc nước Nhật lên tới ít nhất 167 tỉ euro (Reuters)
Quảng cáo

Ngày mai, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ phải hạ mức tăng trưởng dự kiến, và đưa ra các biện pháp chi tiết nhằm vực lại nền kinh tế. Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles của RFI phân tích :

"Công cuộc tái thiết Toroku ở miền đông bắc nước Nhật sẽ tiêu tốn từ 167 đến 417 tỉ euro, và chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan vẫn chưa đưa ra đề nghị nào. Không có một kế hoạch tái thiết nào, nhằm tài trợ việc xây dựng lại hàng ngàn kilomet vùng duyên hải bị tàn phá. Cũng không có kế hoạch nào nhằm giảm bớt số nợ công, theo ước lượng chính thức là 200% tổng sản phẩm nội địa, nhưng trên thực tế thì đã gấp hai lần rưỡi giá trị của nền kinh tế Nhật.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) thúc giục Nhật Bản tăng gấp đôi thuế trị giá gia tăng, từ 5% lên 10%, để giúp Nhà nước có phương tiện tái thiết Toroku mà không làm nặng thêm số nợ công, trước khi tăng lên mức 20% để giúp trả nợ về lâu về dài.

Nhưng các nhà kinh tế cho rằng nếu tăng thuế là tự sát, khi hoạt động kinh tế đang ở mức chết và tình hình nhà máy điện nguyên tử Fukushima vẫn đang nguy ngập, khiến cho khó thể dự đoán trước điều gì. Tác động của động đất và sóng thần lên nền kinh tế Nhật Bản hiện đã rất nặng nề. Trong tháng Ba, doanh số bán lẻ giảm 8,5%, sản lượng của tập đoàn Toyota sụt giảm đến 63% do thiếu phụ tùng".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.