Vào nội dung chính
TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC

Đức Đạt Lai Lạt Ma mơ ước có ngày được trở về Tây Tạng

Hôm qua, 09/07/2011, trong khuôn viên phía Tây điện Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ, tại Washington, trước cử tọa hàng ngàn người, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ hy vọng là Trung Quốc sẽ có những cải cách dân chủ.

Quảng cáo

Khi được hỏi là Ngài có hy vọng trở lại Tây Tạng hay không, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng trả lời không do dự là có, bởi vì mọi việc luôn luôn thay đổi. « Ngày càng có nhiều tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhà nước pháp quyền ». Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nhấn mạnh rằng chính thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo « năm ngoái, đã nhiều lần nhắc lại là Trung Quốc cần cải cách dân chủ hơn nữa ».

Theo lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, bạo lực chính trị có thể cho phép đạt kết quả tức thời, nhưng « về lâu dài, sức mạnh của sự thật, sức mạnh của lòng thương cảm có hiệu quả hơn nhiều so với sức mạnh của súng đạn ».

Sau đó, trên diễn đàn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đón tiếp Karmapa Lạt Ma, 26 tuổi. Một số người Tây Tạng hy vọng Karmapa Lạt Ma sẽ lên thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài qua đời.

Năm 1999, Karmapa Lạt Ma đã thoát ra khỏi Tây Tạng do Trung Quốc kiểm sát để đến Dharamshala, thuộc lãnh thổ Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong từ năm 1959. Đức Karmapa Lạt Ma cho biết là Ngài phải rời khỏi Tây Tạng vì lo ngại chính quyền Trung Quốc ép buộc Ngài phải chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Karmapa Lạt Mai đã đến Hoa Kỳ hôm thứ Sáu vừa qua. Đây là lần thứ hai, Ngài công du nước Mỹ.

Trong khuôn khổ chuyến công du hoằng pháp kéo dài 10 ngày tại Mỹ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có một số cuộc gặp với các nghị sĩ Hoa Kỳ. Ngay sau khi vừa tới Washington, ngày 05/07, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ và toàn cầu, bà Maria Otero, đã tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.