Vào nội dung chính
HOA KỲ - BẮC TRIỀU TIÊN

Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tìm cách cải thiện quan hệ

Liên tiếp trong hai ngày hôm nay, 28/7/2011 và ngày mai, hai phái đoàn Mỹ và Bắc Triều Tiên sẽ thảo luận với nhau về phương cách cải thiện quan hệ song phương. Đây là một hồ sơ gắn chặt với đòi hỏi đối với Bình Nhưỡng là phải từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.

Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye-Gwan tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, 26/7/2011.
Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kye-Gwan tới sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, 26/7/2011. REUTERS/Joo Jong-guk/Yonhap
Quảng cáo

Cuộc gặp gỡ diễn ra hôm nay tại phái bộ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, New York. Phái đoàn Bắc Triều Tiên do thứ trưởng ngoại giao Bắc Triều Tiên Kim Kae-gwan dẫn đầu, còn trưởng đoàn Mỹ là đặc sứ về Bắc Triều Tiên, Stephen Bosworth. Một buổi họp khác được dự kiến vào ngày mai.

Chương trình buổi gặp gỡ này không ngoài việc tìm phưong cách cải thiện quan hệ hai bên và thúc đẩy trở lại vòng đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trước cuộc họp hôm nay, nếu ông Kim Kae-Gwan tỏ ra lạc quan về tiến triển của hồ sơ này và hy vọng quan hệ hai bên được cải thiện, thì Bình Nhưỡng cũng đã tìm cách chỉ trích Hoa Kỳ trên hồ lá chắn chống tên lửa.

Về phần mình, Washington cho biết là đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il thực sự muốn hoà bình.

Xin nhắc lại cuộc họp hôm nay được quyết định sau cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hai đặc sứ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc tại Bali, ngày 22/07, bên lề hội nghị ASEAN.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ, Mark Toner đánh giá là cuộc gặp tại Bali có tính chất ‘xây dựng’, nhưng Bắc Triều Tiên cần phải cố gắng hơn nữa. Hoa Kỳ đang chờ đợi một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ là Bình Nhưỡng thật sự muốn tiến tới. Hoa Kỳ sẽ theo dõi xem Bình Nhưỡng có tôn trọng trở lại thoả thuận năm 2005 đưa ra trong cuộc đàm phán 6 bên, cũng như có những bước tiến cụ thể không thể đảo ngược trong việc phi hạt nhân hoá.’’

Theo giới quan sát thì không chắc là Bình Nhưỡng sẽ có những nhượng bộ đáng kể trong cuộc đàm phán này. Bắc Triều Tiên đang đứng trước nhiều khó khăn, cần trợ giúp lương thực, kinh tế ngày suy sụp. Tuy nhiên, họ không bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, vì đó là lá bài mặc cả hữu hiệu nhất. Bình Nhưỡng rất giỏi trong việc tranh thủ thời gian.

Seoul cũng tỏ mối hoài nghi về thực tâm của Bình Nhưỡng muốn đàm phán cải thiện quan hệ.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.