Vào nội dung chính
BẮC TRIỀU TIÊN - MỸ

Hài cốt lính Mỹ tại Triều Tiên : Bình Nhưỡng đồng ý mở lại đàm phán với Mỹ

Hôm nay 19/8/2011, Bình Nhưỡng cho biết đã chấp nhận thảo luận trở lại vấn đề hồi hương hài cốt lính Mỹ chết trong cuộc chiến năm 1950 - 1953 trên bán đảo Triều Tiên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên còn cho biết là “nỗ lực để nối lại đàm phán giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ đang được tiến hành’’.

Hình ảnh của lính Mỹ trấn đóng tại Chongchon năm 1950 (Wikipedia)
Hình ảnh của lính Mỹ trấn đóng tại Chongchon năm 1950 (Wikipedia)
Quảng cáo

Theo các nhà quan sát, thông báo về vấn đề hài cốt lính Mỹ vừa được loan báo, đã nối tiếp nỗ lực của các bên nhằm nối lại đàm phán 6 bên trên chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên và sau chuyến đi Hoa Kỳ của đặc sứ Bắc Triều Tiên vào tháng 7 vừa qua.

Quyết định của Bắc Triều Tiên có thể được xem là một tín hiệu hòa hoãn mới của Bình Nhưỡng hướng về Washington, vì các cuộc đàm phán trên vấn đề này đã bị đình chỉ từ năm 2005, và quân đội Mỹ đã từng đề nghị Bắc Triều Tiên ngồi lại vào bàn thương thuyết.

Theo bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, có hơn 8000 lính Mỹ bị mất tích trong cuộc chiến hồi giữa thế kỷ trước. Một nửa trong số này được cho là được chôn trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Washington và Bình Nhưỡng từng lập ra những toán hỗn hợp để tìm kiếm trong những năm từ 1996 cho đến 2005.

Chưong trình đó tuy nhiên đã bị đình chỉ vào năm 2005, sau khi Washington tỏ lo ngại về an ninh đối với nhân viên người Mỹ, vào lúc quan hệ xấu đi vì hồ sơ hạt nhân Bình Nhưỡng.

Đã thu được hàng triệu đô la trong chương trình tìm kiếm hài cốt lính Mỹ nói trên, phiá Bắc Triều Tiên đã chấp nhận thảo luận trở lại hồ sơ này sau khi Hoa Kỷ tỏ thiện ý, trợ giúp khẩn cấp lương thực trở lại cho Bắc Triều Tiên.

Vào tuần qua, Bình Nhưỡng còn cho biết sẽ thảo luận về các cuộc tái ngộ giữa người Mỹ gốc Triều Tiên và thân nhân của họ ở Bắc Triều Tiên.

Đối với giới quan sát, Washington và Bình Nhưỡng đang nỗ lực tìm mọi cách thức cụ thể nhằm làm dịu tình hình để nối lại vòng đàm phán 6 bên. Và Seoul, như theo phân tích của giáo sư Kim Yong Hyun, thuộc Đại học Dongguk, sẽ phải chịu sức ép để giảm bớt căng thẳng với người láng giềng và anh em phương Bắc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.