Vào nội dung chính
MALAYSIA-CHÍNH TRỊ

Các đảng phái ép Malaysia phải cải tổ chính trị

Bản tin của AFP ngày 22/09/11nhận định :  việc thủ tướng Malaysia bày tỏ nguyện vọng cải tổ chính trị cho thấy áp lực đòi Kuala Lumpur dân chủ hóa đất nước ngày càng lớn.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) trong lễ kỷ niệm quốc khánh Malaysiay tại Kuala Lumpur hôm 16/9/ 2011
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) trong lễ kỷ niệm quốc khánh Malaysiay tại Kuala Lumpur hôm 16/9/ 2011 REUTERS/Bazuki Muhammad
Quảng cáo

Đảng UMNO của người Hồi giáo chiếm đa số tại Malaysia đã liên tục cầm quyền trong hơn 50 năm qua. Về phương diện kinh tế, thì đảng này đã đem lại thịnh vượng cho Malaysia. Toàn cảnh chính trị của Malaysia trong hơn năm thập niên qua cũng đã được ổn định. Tuy nhiên dưới sự cai trị của đảng này các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo vẫn sống biệt lập với nhau.

Đảng UMNO cầm quyền thường xuyên bị tai tiêng về các vụ tham nhũng, cộng thêm với phẫn nộ về chính sách ưu đãi dành cho cộng đồng người Mã Lai được áp dụng từ những năm 1970 khiến, trong thời gian gần đây một số các thành phần trong xã hội gia tăng áp lực đòi chính quyền Kua Lumpur phải thay đổi. Áp lực đối với chính quyền ngày càng lớn.

Cách nay vài hôm, thủ tướng Malaysia tuyên bố bãi bỏ hai luật an ninh gây nhiều tranh cãi. Điều này theo quan điểm của ông Karim Raslan, một nhà quan sát về tình hình chính trị và xã hội Malaysia cho rằng cải tổ chính trị theo chiều hướng cởi mở hơn tại quốc gia này là tiến trình không thể đảo ngược. Vấn đề còn lại là tiến trình này sẽ đi đến đâu và Malaysia sẽ sử dụng phương thức nào để đạt được mục tiêu đó.

AFP nhắc lại dư luận Malaysia gần như nhìn nhận là cả ngành Tư pháp và Cảnh sát đều nằm cả trong tay đảng UMNO và nếu mất đa số trong cuộc bầu cử vào năm tới thì đảng này sẽ bị nhiều phiền toái.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.