Vào nội dung chính
TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC

Đức Đạt Lai lạt Ma lên án chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc

Dưới sức ép của Bắc Kinh, chính quyền Nam Phi đã  từ chối cấp visa cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Dù không rời khỏi tư dinh ở Dharamsala, nhưng Ngài vẫn tham gia Hội nghị hòa bình Desmond Tutu, qua hệ thống vô tuyến truyền hình. Desmond Tutu là vị giám mục Nam Phi có công lớn trong việc chấm dứt chế độ kỳ thị Apartheid. 

Giám mục Desmond Tutu và Đức Đạt  Lai Lạt Ma tại Nam Phi, 1996 (Reuters)
Giám mục Desmond Tutu và Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nam Phi, 1996 (Reuters)
Quảng cáo

Theo AFP, tại Hội nghị hòa bình quốc tế mở ra vào ngày hôm nay 08/10/2011 tại đại học thành phố Cap ở Nam Phi, chiếc ghế của Đức Đạt Lai Lạt ma được để trống. Mặc dù Tổng Giám Mục Desmond Tutu nhiều lần khẩn thiết kêu gọi, nhưng chính quyền Nam Phi từ chối cấp visa cho vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây tạng lưu vong.

Thế nhưng, áp lực của Trung Quốc đã không chiến thắng được hiệu năng của công nghệ truyền thông thời đại. Qua hệ thống « vô tuyến truyền hình », Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn có thể chúc mừng sinh nhật 90 tuổi của « bạn hiền » Desmond Tutu, Nobel hòa bình 1984 và « hiện diện » tại hội nghị.

Cũng theo AFP, có lẽ chia sẽ tính vui vẽ huyền thoại của Tổng Giám Mục Tutu, vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng đã diễu cợt chính quyền Trung Quốc, theo đó Ngài bị xem là là « ác quỷ ».

Ngài nói rằng lúc đầu ngài phiền lắm nhưng bây giờ thì thấy luận điểm tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc rất buồn cười và không ngần ngại nhận mình là « ác quỷ », có hai sừng trên đầu. Nói đến đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa hai bàn tay lên đầu trong tiếng cười và vỗ tay của cử tọa.

Tiếp theo đó, trong phần thuyết giảng, Đức Đạt Lai Lạt Ma phân tích là Trung Quốc có nhiều « tiềm năng đóng vai trò xây dựng trên thế giới ». Vấn đề, theo Ngài, là Trung Quốc phải biết tôn trọng phần còn lại của thế giới. Muốn vậy thì phải có sự trong sáng trong quan hệ. Đức Đạt Lai than phiền là chế độ cộng sản đã sử dụng « sự giả dối » như là yếu tố cai trị.

Ngài nhấn mạnh là « 1,3 tỷ dân Trung Quốc có quyền được hiểu biết, được tự mình phán xét đâu là phải, đâu là chuyện sai trái. Thế nhưng Bắc Kinh đã áp đặt một hệ thống kiểm duyệt mà ngài gọi « vô luân » để kềm kẹp dân chúng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.