Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - TIN HỌC

Nhật Bản thử nghiệm vũ khí chống tin tặc

Theo nhật báo Yomiuri Shimbun ngày hôm qua, 31/12/2011, Nhật Bản vừa hoàn thành một loại virus tin học mới có khả năng phát hiện nguồn gốc của một cuộc tấn công trên mạng và vô hiệu hóa chương trình dùng để tấn công. Thứ vũ khí này đang được thử nghiệm trong một "môi trường kín" để đánh giá hiệu quả.

DR
Quảng cáo

Vũ khí tin học mới này – bao gồm cả hệ thống điều hành lẫn thiết bị cần thiết để phát hiện và phân tích các cuộc tấn công - là kết quả của ba năm nghiên cứu, với chi phí lên đến 179 triệu yen (khoảng 2,3 triệu đô la), được chính phủ Nhật Bản giao cho nhà sản xuất thiết bị tin học điện tử Fujitsu phát triển.

Trong khi chờ đợi kết quả công cuộc thử nghiệm, vấn đề đặt ra đối với chính quyền Nhật Bản là họ phải tiến hành sửa đổi luật pháp để cho phép việc sử dụng loại vũ khí tin học này. Lý do là luật pháp hiện hành ở Nhật Bản nghiêm cấm việc chế tạo virus tin học, cho dù Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sở hữu những công cụ như vậy.

Sở dĩ Tokyo phải quyết định cho tiến hành chương trình làm ra loại vũ khí này, đó là vì trong thời gian qua, Nhật Bản thường xuyên bị tin tặc, mà trong nhiều trường hợp, nguồn gốc các cuộc tấn công lại đến từ các máy chủ ở Trung Quốc.

Cuối tháng 11 vừa qua, một hệ thống máy tính được sử dụng bởi khoảng 200 đơn vị địa phương của Nhật Bản đã bị một con virus tin học tấn công. Trước đó, vào tháng 10, Nghị viện Nhật Bản là nạn nhân của một cuộc tấn công trên mạng, đến từ cùng những địa chỉ internet nối với một máy chủ đặt tại Trung Quốc. Máy này trước đó, từng bị quy kết là nơi xuất phát nhiều cuộc tấn công vào máy tính của các nghị sĩ Nhật.

Ngoài ra, các hệ thống máy tính của một số đại sứ quán và lãnh sự Nhật Bản tại chín quốc gia cũng bị các loại virus kể trên tấn công.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.