Vào nội dung chính
NHẬT BẢN

Nhật Bản sẽ đặt tên 39 đảo không người ở để khẳng định chủ quyền

Trong mục đích bảo vệ chủ quyền và khẳng định vùng đặc quyền kinh tế trên biển, Tokyo loan báo sẽ đặt tên cho những hải đảo xa xôi nhất kể cả tại những nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tổng cộng 39 đảo sẽ có tên vào tháng Ba tới. Philippines cũng thúc giục ASEAN và Trung Quốc giải quyết tranh chấp tại Trường Sa.  

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát nằm giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát nằm giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan. REUTERS
Quảng cáo

Trong cuộc họp báo hôm nay 16/01/2012 tại Tokyo, chánh văn phòng Thủ tướng Nhật, Osamu Fujimura cho biết chính phủ Nhật đang đặt tên cho hàng loạt đảo nhỏ xa xôi và « kiểm chứng » lại diện tích của vùng đặc quyền kinh tế lan ra đến đâu.

Từ nay đến cuối tháng Ba thì chính phủ Nhật sẽ hoàn tất công việc đặt tên cho 39 đảo trong đó có những đảo gần Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Nhật và Trung Quốc thường xuyên tranh cải về chủ quyền trên đảo Senkaku/ Điếu Ngư, một đảo nhỏ không người ở nhưng có vị trí chiến lược nằm giữa Nhật, Trung Quốc và Đài Loan. Bắc Kinh cũng tranh giành chủ quyền với Tokyo đảo Okinotorishima, cách Tokyo 1000 cây số về phía nam.

Trong khi đó, liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa, Philippines kêu gọi 10 thành viên ASEAN và Trung Quốc cùng gặp nhau để giải quyết những xung khắc có liên quan đến vùng biển mà Manila đặt tên mới là « Tây Philippines ».

Lời kêu gọi này được đưa ra vào hôm nay nhân hội nghị cấp ngoại trưởng của ASEAN tại Siem Reap, Cam Bốt vào hôm nay 16/01/2012.

Trong bản tuyên bố, ngoại trưởng Philippines, Albert Del Rosario nói rằng ASEAN đang đứng trước một “thời điểm khẩn trương để đóng một vai trò cốt lõi trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Tây Philippines » dựa theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và Quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Cả hai văn kiện này đều có chử ký của Trung Quốc.

Trước sức mạnh của Trung Quốc, tinh thần muốn giải quyết tranh chấp bằng giải pháp đa phương của Manila được thể hiện rõ qua tuyên bố của Ngoại trưởng Del Rosario : « ASEAN phải đồng tâm nhất trí để quyết liệt đương đầu với vấn đề nhạy cảm này ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.