Vào nội dung chính
CAM BỐT - HOA KỲ

Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ có thể thăm Cam Bốt trong năm 2012

Ông Joseph Yun, phó trợ lý phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương sự vụ của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thì tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Hilary Clinton sẽ đến Phnom Penh, và tháng 11/2012 tổng thống Barack Obama bay đi Phnom Penh tham dự Thượng Đỉnh Đông Á.

Thủ tướng Hunsen đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Phnom Penh ngày 01/11/2010
Thủ tướng Hunsen đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Phnom Penh ngày 01/11/2010 Ảnh:REUTERS/Chor Sokunthea
Quảng cáo

Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua mới có một vị tổng thống Mỹ đến Phnom Penh. Riêng ở cấp bậc Ngoại trưởng thì Cam Bốt từng đón tiếp bà Clinton trong 2 ngày hồi tháng 11/2010 nhân chuyến du hành của bà ở 7 quốc gia Á châu.

Tin này được cho báo chí biết sau cuộc họp kín giữa ông Joseph Yun và ông Ouch Borith, một viên chức cao cấp ở bộ Ngoại giao Cam Bốt.

Tuy nhiên, theo báo mạng Phnom Penh Post trích dẫn, thì quyền nữ phát ngôn nhân của sứ quán Mỹ ở Phnom Penh là bà Michelle Bennett, nói quá sớm để xác định chuyến đi của hai nhân vật lãnh đạo Hoa Kỳ.

Quan hệ song phương Mỹ - Cam Bốt

Mỹ hiện nay đang hướng về châu Á sau hơn 3 thập niên rời khỏi nơi đây khi thất bại trong chiến tranh Việt Nam và Đông Dương. Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hoạt động quân sự trên Biển Đông, thì chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Clinton và đặc biệt là chuyến đi của tổng thống Obama cho thấy Mỹ đang xác quyết từng bước triển khai chiến lược xoay trục về châu Á và cũng để tiếp tục khẳng định vị thế cường quốc ở Châu Á -Thái Bình Dương.

Ông Ernie Bower, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, một định chế nghiên cứu chính sách công, có trụ sở tại Washington nói, sự kiện tổng thống Obama đến Phnom Penh là dấu hiệu tuyệt vời. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đánh giá các quốc gia trong khối ASEAN là đồng minh và là các đối tác chiến lược ngang nhau chứ không phải chỉ chú tâm đến các nước giàu mạnh.

Vấn đề tồn đọng giữa Mỹ và Cam Bốt là số nợ hơn 400 triệu Mỹ Kim mà Cam Bốt thiếu từ trước năm 1975 dưới thời tổng thống Lon Nol thân Mỹ. Thủ tướng Hun Sen nói, chính quyền hiện nay không có trách nhiệm trả món nợ này. Ở điểm này cho thấy rằng trong khi Trung Quốc tỏ ra hào phóng viện trợ, cho vay cũng như đầu tư mạnh vào xứ Chùa Tháp thì Mỹ lại đòi món nợ cũ hơn 3 thập niên trước, cũng như dè dặt đầu tư hay cho Cam Bốt vay mượn.

Tuy nhiên, Mỹ đã và sẽ có kế hoạch cùng Cam Bốt tiến hành các cuộc tập trận trên bộ và dọc duyên hải Cam Bốt. Một sự kiện chưa từng có cách đây hơn 3 năm trước. Đây là dấu hiệu chứng minh Mỹ muốn hiện diện nhiều hơn về mặt quân sự tại Cam Bốt. Với vị trí địa lý nằm sát cạnh Việt Nam và có biển nam Cam Bốt tiếp giáp vùng biển gần quần đảo Trường Sa, và lại sát cạnh Vịnh Thái Lan, cho nên các cảng biển tại Cam Bốt như Kampong Som và Kam Pot là hai địa điểm thuận lợi có thể khai thác về mặt chiến lược quân sự.

Theo nhận định của báo The Nation online ở Bangkok ngày 16/1/2012, với kinh nghiệm cầm quyền gần 3 thập niên qua, thủ tướng Hun Sen và Ngoại trưởng Hor Namhong sẽ không để quốc gia họ trở thành quân cờ của các cường quốc trên thế giới.

Các diễn biến ngoại giao trong thời gian qua và khi quan sát chính sách đối ngoại của Cam Bốt thì thấy rằng chính quyền Hun Sen đi theo hướng quan hệ đa phương. Cam Bốt không từ chối viện trợ do Trung Quốc hào phóng ban cho nhưng cũng mở rộng vòng tay đón các chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Kampong Som. Vì thế chuyến đi cuối năm nay của tổng thống Obama sẽ được chính quyền Cam Bốt hoan nghênh và mối quan hệ song phương sẽ được thắt chặt thêm, cụ thể là Phnom Penh muốn Mỹ gia tăng viện trợ ở nhiều lĩnh vực.

Về quan hệ Cam Bốt - Trung Quốc

Cuối tháng 9/2011 Miến Điện quyết định ngưng dự án đập thủy điện Myitsone do Trung Quốc hợp tác đầu tư trên sông Irrawaddy. Diễn biến này gây nhiều ngạc nhiên, do vì trước khi có quyết định trên, Miến Điện thân cận với Trung Quốc và Bắc Kinh hỗ trợ chế độ quân phiệt để hình thành một vùng đệm an toàn ở phía tây nam. Biến cố này được nhận xét như cú đánh ngược của một thành viên ASEAN từng bị Trung Quốc chi phối mạnh. Điều này có thể là tiền lệ cho Cam Bốt hay không?

Chúng ta thử đi tìm giải đáp cho câu hỏi trên. Tháng 12/2009, chính quyền Hun Sen nghe theo lời Trung Quốc trả về Tân Cương 20 người tỵ nạn Duy Ngô Nhĩ đang có mặt ở Phnom Penh, thế rồi chỉ 2 ngày sau, phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng thăm Phnom Penh và ký nhiều hợp đồng viện trợ kinh tế trị giá 1,2 tỷ Mỹ kim. Sự thành công này của Trung Quốc là do sử dụng sức ép ngoại giao đi liền với phần thưởng vật chất.

Thế nhưng với chính sách ngoại giao đa phương, Cam Bốt không còn nằm trong vòng ảnh hưởng tuyệt đối của Hà Nội như sau năm 1979 qua tuyên bố “Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) thuộc lãnh hải của Trung Quốc không phải tranh cãi”. Sau Hà Nội, thì Trung Quốc cũng không nằm trong diện ngoại lệ của chính sách ngoại giao đa diện. Việc Cam Bốt từng bước cải tiến quan hệ song phương với Hoa kỳ như cho đặt văn phòng tình báo FBI trong sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, trường hợp thứ hai là để Ngoại trưởng Clinton tiếp xúc trực tiếp và thảo luận nhiều vấn đề quốc gia và quốc tế với các tổ chức nhân quyền, lãnh tụ đối lập Sam Rainsy, các tổ chức xã hội dân sự, cũng như thành phần sinh viên đại học hồi tháng 11/2010 khi bà viếng thăm Phnom Penh...

08:03

Thông tín viên Phạm Phan - Phnom Penh-19/01/2012

Trên bình diện ngoại giao, Trung Quốc phải thể hiện sự tôn trọng chủ quyền của Cam Bốt. Trong thập niên 1970, ảnh hưởng Mỹ - Trung từng hiện diện ở xứ Chùa Tháp, khi xu hướng trên thế giới ngày nay là dân chủ hóa và chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã trở thành quá khứ thì những người cai trị ở Phnom Penh cũng thức thời tìm phương hướng cho quốc gia họ, đó cũng là cho chính bản thân họ.

Lập trường của Cam Bốt về Biển Đông

Đầu tuần này, khi chủ tọa cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, bộ trưởng Tea Banh đưa ra tuyên bố mới nhất liên quan đến Biển Đông. Theo ông, vấn đề tranh chấp ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) không được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Tuy nhiên ông cho biết Cam Bốt thỉnh cầu thành viên ASEAN và Trung Quốc nên tìm cách giải quyết tranh chấp lãnh hải.

Ông Tea Banh phát biểu, nhân danh chủ tịch ASEAN, Cam Bốt quyết tâm bảo vệ Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông gồm 10 điều khoản gọi tắt là DOC (Declaration of the Conduct of Parties in the South China Sea) nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN ký Tuyên bố này với Trung Quốc ngày 4/11/2002 ở Phnom Penh. Ông Tea Banh cho rằng phải xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn và thực thi DOC để cho ra đời dự thảo bộ Quy tắc ứng xử (COC - Code of Conduct) trong năm nay. Các hoạt động này nhằm tiến tới xây dựng cộng đồng an ninh –chính trị ASEAN năm 2015. Quan điểm Cam Bốt tỏ rõ là: giảm thiểu tối đa xung đột và gia tăng hợp tác.

Tuyên bố chủ quyền thái quá trên Biển Đông cũng như hành động coi thường 1 thành viên ASEAN là Việt Nam khi cho tàu hải giám cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 hồi cuối tháng 5/2011 chứng tỏ Trung Quốc mâu thuẫn với những điều họ đặt bút ký và làm cho ASEAN phải cảnh giác cái tham vọng đe dọa sự ổn định khu vực.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.