Vào nội dung chính
NHẬT BẢN-HẠT NHÂN

Nhật Bản hoãn quyết định khởi động lại các lò hạt nhân

Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Yukio Edano thẩm định là chính phủ cần thêm thời gian suy nghĩ có nên cho hoạt động trở lại ít nhất là hai nhà máy điện hạt nhân. Từ sau thảm họa Fukushima, trên tổng số 54 lò điện hạt nhân của Nhật, chỉ có một lò còn hoạt động dù cho giải pháp tạm sử dụng nhiệt điện đã gây tốn kém nặng cho ngân sách nhập khẩu dầu hỏa.

Mặc dù  bị đe dọa thiếu điện nghiêm trọng, sau thảm họa Fukushima Nhật Bản vẫn phải dừng gần hết các lò phản ứng hạt nhân để rà soát lại độ an toàn.
Mặc dù bị đe dọa thiếu điện nghiêm trọng, sau thảm họa Fukushima Nhật Bản vẫn phải dừng gần hết các lò phản ứng hạt nhân để rà soát lại độ an toàn. REUTERS/Issei Kato
Quảng cáo

Theo Reuters, trong ngày hôm nay, 03/04/2012, nội các Yoshihiko Noda có một cuộc thảo luận về khả năng cho chạy trở lại một số nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên bộ trưởng Thương mại kiêm nhiệm Năng lượng Yukio Edano cho biết là chính phủ chưa vội quyết định ngay.

Một trong những lý do làm chính phủ Noda thận trọng là chưa có bảo đảm được độ an toàn, không bị nổ, không bị thoát phóng xạ, trong trường hợp xảy ra một trận động đất và sóng thần như hồi tháng ba năm 2011. Lý do thứ hai là chính phủ cần có sự chấp thuận của chính quyền địa phương.

Hiện nay chỉ có một lò nguyên tử hoạt động. Trong số 53 nhà máy còn lại, trừ một số bị hỏng tại Fukushima, tất cả đang bị tạm ngưng hoạt động để duyệt xét độ an toàn và bảo trì.

Theo kế hoạch thì hai lò hạt nhân thuộc trung tâm Ohi, tỉnh Fukui, phía tây Nhật Bản sắp được trắc nghiệm độ an toàn chống thiên tai trước khi được phép hoạt động trở lại.

Theo số liệu của bộ Năng lượng, do phải sử dụng nhà máy điện chạy bằng dầu hỏa và khí đốt, Nhật phải gia tăng nhập khẩu khí đốt thêm 25% và dầu thô hơn 150% tính trong 12 tháng qua.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.