Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Tổng thư ký LHQ công du Miến Điện

Hôm nay 29/04/2012, phát ngôn viên LHQ tại Rangoon thông báo, tổng thư ký LHQ Ban ki-moon, đã tới Miến Điện. Trong chuyến công du ba ngày, ông Ban ki-moon sẽ gặp lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và tổng thống Thein Sein.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tới Ấn Độ ngày 26/04/2012 trước  khi công Miến Điện.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tới Ấn Độ ngày 26/04/2012 trước khi công Miến Điện. REUTERS/B Mathur
Quảng cáo

Theo kế hoạch, ngày mai thứ Hai 30/04, tổng thư ký LHQ sẽ tới Naypidaw và có một bài phát biểu trước Quốc hội Miến Điện. Đây là lần đầu tiên một quan chức quốc tế phát biểu trước các nghị sĩ Miến Điện. Ngày thứ Ba 01/05, ông Ban ki-moon sẽ gặp lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia Dân chủ Aung San Suu Kyi tại Rangoon.

Bà Aung San Suy Kyi và các tân nghị sĩ của đảng đối lập không có mặt tại Quốc hội Miến Điện vào ngày thứ Hai. Yêu cầu thay thế ngôn từ trong lời tuyên thệ nhậm chức của các nghị sĩ đối lập cho đến nay đã không được chấp nhận. Ngày hôm qua 28/04, nhà lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ nhắc lại, bà hy vọng sẽ có một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề này.

Điểm bất đồng chủ yếu là các nghị sĩ đối lập Miến Điện yêu cầu thay thế từ « bảo vệ » Hiến pháp bằng từ « tôn trọng » Hiến pháp. Hiến pháp kể trên được tập đoàn quân sự đưa ra và được chuẩn y trong một cuộc trưng cầu dân ý một tuần sau trận bão Nargis năm 2008 (khiến 138.000 người chết). Hiến pháp này dành cho tập đoàn quân sự rất nhiều quyền lực.

Chuyến công du của tổng thư ký LHQ tới Miến Điện trùng với việc lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Catherine Ashton đến Rangoon mở văn phòng của LHCÂ, bước đầu tiên dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai phía. Ngoại trưởng Châu Âu hy vọng là quá trình cải cách ở Miến Điện sẽ « không bị đảo ngược ».

Xin nhắc lại là, chính phủ « dân sự » Miến Điện – do các cựu tướng lãnh lãnh đạo - nắm quyền từ hơn một năm nay đã có nhiều cải cách gây ấn tượng, như trả tự do cho các tù chính trị, tăng cường đối thoại với các nhóm nổi dậy sắc tộc thiểu số, cũng như tạo điều kiện cho đảng đối lập tham gia chính trường.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.