Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG - ASEAN

Hoa Kỳ muốn làm giảm căng thẳng ở Biển Đông

Theo AFP, hôm nay 07/07//2012, một viên chức chính phủ Mỹ vừa tuyên bố tại Bắc Kinh là Hoa Kỳ sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng ở Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN vào tuần tới ở Cam Bốt. Tuyên bố với phóng viên, ông cho rằng các bên có tranh chấp phải thấy có một nguy cơ rất lớn, gây tổn hại cho sự tin cậy mà trên đó sự thịnh vượng đã được xây dựng tại châu Á.

Phnom Penh trước ngày khai mạc Diễn đàn khu vực ASEAN (REUTERS)
Phnom Penh trước ngày khai mạc Diễn đàn khu vực ASEAN (REUTERS)
Quảng cáo

Viên chức Hoa Kỳ nói thêm : « Với tình hình kinh tế trì trệ tại châu Âu và với sự phục hồi ở Hoa Kỳ chưa có gì là chắc chắn, rõ ràng là châu Á hiện nay đóng một vai trò trọng yếu. ». Viên chức chính phủ còn ghi nhận là các vấn đề về Biển Đông rất phức tạp, bởi vì những tranh chấp này khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ ở các quốc gia có liên hệ. 

Biển Đông chắc chắn sẽ là chủ đề bao trùm Diễn đàn khu vực ASEAN, mà trong đó sẽ có sự tham dự của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ. Trước khi đến Phnom Penh dự diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ đến thăm Việt Nam và sẽ có một chuyến viếng thăm lịch sử tại Lào, chuyến đi đầu tiên đến nước này của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ 57 năm qua.  

Cũng về ngoại giao, hôm nay, chủ tịch Cuba Raoul Castro hôm nay đã đến Việt Nam, sau khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc. Chuyến đi Việt Nam kéo dài bốn ngày của lãnh đạo Cuba là nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai đồng minh Cộng sản lâu đời này. 

Cũng như ở Trung Quốc, ông Raoul Castro đến Việt Nam nhằm để học hỏi về kinh nghiệm cải cách kinh tế. Hiện giờ Việt Nam là nguồn cung cấp gạo chủ yếu cho Cuba và trao đổi mậu dịch giữa hai nước chỉ đạt 274 triệu đôla vào năm ngoái.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.