Vào nội dung chính

ICG: Cấm vận Mỹ tác hại đến dân Miến Điện nhiều hơn tập đoàn quân sự

Trong một bản báo cáo công bố hôm nay, 27/07/2012, nhóm tư vấn rất có uy tín ICG đã tố cáo tác động không mong muốn của việc Hoa Kỳ  vẫn cấm vận nhập khẩu hàng hóa Miến Điện. Lệnh cấm này gây thiệt hại cho các khu vực kinh tế có nhiều khả năng tạo ra công ăn việc làm, chứ không không phải là cho quyền lợi ích của giới thân cận với tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây tại Miến Điện như mục tiêu đề ra. 

Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế ICG cảnh báo : Cấm vận Mỹ tác hại đến người dân Miến Điện hơn là đến tập đoàn quân sự cũ
Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế ICG cảnh báo : Cấm vận Mỹ tác hại đến người dân Miến Điện hơn là đến tập đoàn quân sự cũ AFP
Quảng cáo

Vào tháng Bảy này, Washington đã cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Miến Điện, kể cả trong lĩnh vực gây tranh cãi là dầu khí. Tuy nhiên, lệnh cấm trên hàng hóa nhập khẩu từ Miến Điện vẫn còn được duy trì, và Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ trong tuần qua đã bỏ phiếu kéo dài cấm vận thêm ba năm nữa.

Theo ICG, nếu quyết định của Thượng viện được toàn bộ hai viện Quốc hội Mỹ chuẩn y, « điều đó có thể tác hại nghiêm trọng đến sự phục hồi kinh tế Miến Điện, bằng cách cản trở đà tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất mà đặc trưng là tạo ra việc làm, và xô đẩy thêm nền kinh tế vào các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn thường tạo ra nhiều vấn đề ».

Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế giải thích là trước lúc bị cấm vận, Miến Điện chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may qua Hoa Kỳ, mà ngành công nghiệp này lại  là nguồn « cung cấp công ăn việc làm cho rất nhiều người".

Do đó, ICG cho rằng việc duy trì lệnh cấm vận trên hàng hóa nhập khẩu từ Miến Điện « sẽ không gây áp lực trên các thành phần cứng rắn » chống lại cải tổ, mà « lợi ích kinh tế không nằm » trong ngành công nghiêp sản xuất.

Vào tuần trước, tân Đại sứ Mỹ tại Rangoon Derek Mitchell đã nhận định rằng việc duy trì một số biện pháp trừng phạt là « một chính sách bảo hiểm cho tương lai trong trường hợp tình hình bị đảo ngược » tại Miến Điện.

Kể từ khi chính quyền quân sự Miến Điện từ giải thể vào tháng 3 năm 2011, chính phủ "dân sự" do các cựu tướng lãnh điều hành đã đẩy mạnh các biện pháp cải cách, trong đó có việc trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị và cho phép lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trở thành dân biểu.

Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo rằng làn sóng cải cách thứ hai sẽ nhắm vào nền kinh tế bị tàn phá sau nhiều thập kỷ của chế độ độc tài quân sự, với tài nguyên đất nước bị tầng lớp thân cận chính quyền thao túng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.