Vào nội dung chính
CHÂU Á

Chính phủ Nhật thông báo mua đảo Senkaku

Tokyo thông báo quyết định mua lại quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trong biển Hoa Đông nơi đang gây xung khắc với Trung Quốc. 48 giờ trước, chính phủ đã đạt được thỏa thuận tài chính với dòng họ Kurihara chủ nhân nhóm đảo từ năm1972.Tại khu vực tranh chấp, cảnh sát biển của Nhật cho biết có một toán người Trung Quốc đổ bộ lên đảo.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan đòi chủ quyền. REUTERS
Quảng cáo

Tại Tokyo, trong cuộc họp báo sáng nay 10/09/2012 phát ngôn viên chính phủ Nhật Osamu Fujimura loan báo chính phủ đã quyết định « làm chủ ba hòn đảo ở Senkaku càng sớm càng tốt ». Phát ngôn viên Fujimura cho biết thêm vào ngày 07/09/2012, chính phủ Nhật đã tìm được một thỏa thuận với chủ nhân ba hòn đảo nhưng ông từ chối tiết lộ số tiền mua bán lên đến bao nhiêu. Theo báo chí Nhật, cuộc thương lượng xoay quanh trị giá 26 triệu đôla Mỹ.

Cũng theo giải thích của phát ngôn viên chính phủ, một khi quần đảo chính thức là « tài sản » của nhà nước, thì lực lượng hải thuyền tuần duyên của Nhật sẽ có thẩm quyền quản lý trực tiếp để bảo đảm « an ninh và ổn định » cho vùng biển này.

Ba đảo mang tên Ngư Điếu, Bắc tiểu và Nam tiểu nằm kết thành quần đảo Senkaku theo tiếng Nhật và Điếu Ngư đài theo các gọi của Trung Quốc nằm trên con đường hàng hải huyết mạch và có nhiều hải sản. Trung Quốc và Đài Loan cũng tranh giành chủ quyền với Nhật Bản.

Tháng 8 vừa qua, đã xảy ra trước sau hai cuộc đổ bộ cắm cờ Trung Quốc, Đài Loan và cờ Nhật. Tiếp theo là những cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra tại 20 thành phố Trung Quốc. Nhiều cơ sở thương mại, quán ăn, xe Nhật bị tấn công. Sau khi thứ trưởng ngoại giao Tsuyoshi Yamaguchi đích thân đem một bức thư của Thủ tướng Noda sang Bắc Kinh trao cho thủ trướng Trung Quốc tình hình mới tạm yên.

Phát biểu hôm nay, thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố " Trung Quốc không nhường một ly" trên vấn đề tranh chấp với Nhật Bản". Lý do : "quần đảo Điếu Ngư là một phần lãnh thổ" của Trung Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.