Vào nội dung chính
BANGLADESH

Bangladesh huy động quân đội để bảo vệ cộng đồng Phật giáo

Phó cảnh sát thuộc tỉnh Cox’s Bazaar – đông nam Bangladesh cho biết xung đột tôn giáo căng thẳng đến nỗi, chính quyền Dhaka phải huy động quân đội đến hiện trường để ngăn ngừa các vụ tấn công của người Hồi giáo nhắm vào chùa và nhiều ngôi làng của người theo đạo Phật. Tình hình tại chỗ vẫn còn rất căng thẳng.

Một ngôi chùa bị người Hồi giáo thiêu hủy tại Cox’s Bazar, ngày 30/09/2012.
Một ngôi chùa bị người Hồi giáo thiêu hủy tại Cox’s Bazar, ngày 30/09/2012. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Xung đột về tôn giáo giữa cộng đồng người theo đạo Hồi và đạo Phật ở miền đông nam Bangladesh vẫn chưa kết thúc. Ngày 01/10/2012 chính quyền Dhaka huy động 1300 lính tới Cox’s Bazaar và thành phố Ramu sát bên. Chính phủ cấp lều cho nạn nhân bị đốt nhà.

Từ nửa đêm hôm 29 và suốt ngày 30/9, hàng chục ngàn người Hồi giáo đã đốt phá tổng cộng là 6 ngôi chùa - kể cả những ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi – và cả trăm ngôi nhà của cộng đồng người theo đạo Phật. Xung đột tôn giáo nói trên đã dấy lên sau khi hình ảnh kinh thánh Coran bị đốt đã được phát tán trên mạng xã hội Facebook. Người Hồi giáo ở miền nam Bangladesh tố cáo một người theo đạo Phật là thủ phạm phát tán hình ảnh có tính xúc phạm đối với đạo Hồi.

Chính quyền địa phương đã phải cầu viện đến quân đội, cảnh sát và lính biên phòng để vãn hồi trật tự. Cảnh sát Bangladesh dùng đạn cao su để giải tán đám đông ; 107 người bị câu lưu . Tình hình đã tạm yên tĩnh vào hôm nay nhưng bầu không khí tại đây còn rất căng thẳng.

Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh Mohiuddin Khan Alamgir đến giám sát tình hình tại Ramu và tìm cách trấn an cộng đồng Phật giáo tại đây : ông cam kết cho mở điều tra về vụ này và trừng phạt những thủ phạm đã phóng hỏa đốt chùa, đốt nhà của người theo đạo Phật.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.