Vào nội dung chính
TÂY TẠNG - TRUNG QUỐC

Người Tây tạng thứ 102 tự thiêu phản kháng Trung Quốc

Phong trào chống Trung Quốc đàn áp chính trị và văn hóa tại Tây tạng tiếp diễn. Ngày 17/02/2013 vừa qua, một người đàn ông Tây Tạng 49 tuổi đã tự thiêu tại Cam Túc, nâng tổng số nạn nhân lên 102 người kể từ tháng 3/2009, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường biện pháp trấn áp mới.

Một người Tây Tạng xé cờ Trung Quốc để phản đối, khi bị cảnh sát câu lưu trong một cuộc biểu tình phản kháng trước sứ quán Trung Quốc, New Delhi, 11/02/2013.
Một người Tây Tạng xé cờ Trung Quốc để phản đối, khi bị cảnh sát câu lưu trong một cuộc biểu tình phản kháng trước sứ quán Trung Quốc, New Delhi, 11/02/2013. REUTERS/Mansi Thapliyal
Quảng cáo

Trong vòng 5 ngày từ 13/02/2013 đến ngày 17/02/2013 đã có ba người Tây Tạng dùng biện pháp tranh đấu bất bạo động tuyệt đối nhất để phản đối chính sách kềm kẹp của Trung Quốc. Sau một thanh niên ở Nepal và một nhà sư trẻ ở Tứ xuyên, người thứ 102 biến thân làm đuốc là một người chủ gia đình 49 tuổi, cha của 4 đứa con tại Cam Túc.

Vụ tự thiêu diễn ra vào ngày chủ nhật, nhưng đến hôm nay truyền thông quốc tế mới nhận được tin.

Ông Namla Saring chọn con đường đông người qua lại tại Labrang, huyện Sanchu, tỉnh Cam Túc để tự thiêu với lời cầu nguyện mong cho Đức Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương và Trung Quốc chấm dứt chính sách đàn áp tại Tây tạng. Namla Saring là người thứ hai tự thiêu tại Labrang và là người thứ sáu tự thiêu tính từ đầu năm 2013.

Thay vì lắng nghe nguyện vọng người dân ở các vùng lãnh thổ được gọi là « tự trị hay giải phóng » chính quyền Trung Quốc ban hành một loạt biện pháp trấn áp mới bằng hình luật phạt án tù nặng nề những người bị xem là « xúi giục tự thiêu ».

Theo tổ chức Tây Tạng Tự Do/Free Tibet, các biện pháp đàn áp cổ điển như học tập cải tạo, bao vây tu viện, kiểm soát liên lạc điện thoại, kiểm duyệt internet và cấm du khách không ngăn chận được làm sóng tự thiêu mà chỉ làm chậm thông tin lọt ra ngoài.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.