Vào nội dung chính
CHÂU ÂU - CAM BỐT

Châu Âu kêu gọi Cam Bốt tăng tài trợ cho tòa án xét xử tội ác Khmer Đỏ

Từ hơn hai tháng nay, một bộ phận nhân viên người Cam Bốt làm việc cho tòa án quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của các lãnh đạo Khmer Đỏ, đã không được trả lương vì tòa án không còn tiền. Các nhân viên này đe dọa biểu tình.

Kaing Guek Eav hay  Duch, (T) lãnh đạo nhà tủ  S-21 thời Khmer Đỏ, trước Toà án, ngày  03/02/ 2012.
Kaing Guek Eav hay Duch, (T) lãnh đạo nhà tủ S-21 thời Khmer Đỏ, trước Toà án, ngày 03/02/ 2012. REUTERS/Nhet Sokheng/ECCC/Handout
Quảng cáo

Về mặt tài chính, Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm chi phí cho các thủ tục tố tụng cũng như lương của các nhân viên quốc tế. Trong khi đó, chính quyền Phnom Penh chi trả các hoạt động tại chỗ và lương của các nhân viên Cam Bốt. Chính trên khía cạnh này mà chính quyền Cam Bốt thường xuyên bị chỉ trích không tích cực đóng góp, giúp cho tòa án hoạt động tốt.

Do vậy, ngày hôm nay, 21/02/2013, đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Phnom Penh, ông Jean-François Cautain, đã viết thư kêu gọi chính phủ Cam Bốt tiếp tục gia tăng phần đóng góp tài chính để cho những hoạt động thuộc trách nhiệm của phía Cam Bốt có thể tiếp tục được duy trì và cải thiện.

Kể từ khi được thành lập, năm 2005, đến nay, tòa án quốc tế xét xử tội ác diệt chủng của lãnh đạo Khmer Đỏ đã liên tục phải đối mặt với những khó khăn như thiếu tiền, thẩm phán quốc tế từ chức, chính quyền Cam Bốt chỉ trích tòa án can thiệp vào chính trường nước này. Sau 8 năm hoạt động, tòa án mới ra được một phán quyết : Kết án tù chung thân Kaing Guek Eav, còn có tên gọi là Duch, nguyên lãnh đạo nhà tù Toul Sleng.

Từ 1975 đến 1979, chính quyền Khmer Đỏ đã thực hiện chính sách diệt chủng, giết hại từ 1,7 đến 2,2 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số Cam Bốt lúc đó.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.