Vào nội dung chính
CAM BỐT

Tòa án Khmer Đỏ : Nhân viên đình công vì ba tháng không có lương

Chuyện phải đến thì tất đến. Hôm nay, 04/03/2013, sau 3 tháng không được trả lương, khoảng 20 người Cam Bốt làm công tác biên dịch và thông dịch viên đã tuyên bố đình công không làm việc nữa. Số người mạnh dạn đình công này là một bộ phận trong 270 nhân viên Cam Bốt đang làm việc cho Tòa án Quốc tế Xét xử Tội ác Diệt chủng của Khmer Đỏ.

Gia đình các nạn nhân chế độ Khmer Đỏ lo ngại các bị cáo sẽ qua đời trước khi Tòa án ra phán quyết (REUTERS /Samrang Pring)
Gia đình các nạn nhân chế độ Khmer Đỏ lo ngại các bị cáo sẽ qua đời trước khi Tòa án ra phán quyết (REUTERS /Samrang Pring)
Quảng cáo

Được biết từ tháng 11 năm ngoái, 270 nhân viên nói trên đã không được nhận lương tháng. Đời sống người Cam Bốt không khác gì người Việt, lương lãnh tháng nào thì xài tháng đó. Do vậy, số nhân viên này phải chịu đựng hơn 3 tháng không có lương thì hoàn cảnh gia đình họ khó khăn thế nào.

Trong ngân sách hoạt động của Tòa án Quốc tế Xét xử Tội ác Diệt chủng của Khmer Đỏ, ngoài phần đóng góp của các nước hảo tâm trên thế giới như Nhật, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Anh, Đức, Liên Hiệp Âu Châu… thì nước chủ nhà Cam Bốt cũng có bổn phận đóng góp tài chính cho ngân sách của Tòa án xét xử Khmer Đỏ.

Ngày 21/02/2013 vừa qua, Đại Sứ Liên hiệp châu Âu tại Phnom Penh đã kêu gọi chính quyền Cam Bốt nên thực thi trách nhiệm của mình hầu cho tòa án này không bị ngừng hoạt động.

Hồi cuối năm 2011, Tòa cũng rơi vào tình trạng cạn tiền như hiện nay, nhưng vài tháng sau đó, Nhật đã tiếp tục rót tiền cứu nguy nên Tòa lại tiếp tục hoạt động. Nhật là quốc gia có nhiều thiện chí trong việc đóng góp tài chính cho Tòa án Khmer Đỏ.

Ngân sách làm việc năm nay cần hơn 7 triệu Euro, nhưng cho đến giờ này, chưa thấy quốc gia nào lên tiếng hứa đóng góp thêm, ngoại trừ Pháp.

Từ lúc thành lập vào năm 2006 cho đến nay, Tòa án Khmer Đỏ đối phó với nhiều vấn đề như cạn tiền, tham nhũng, sự từ chức của nhiều viên chức cao cấp người nước ngoài, và sự can thiệp chính trị.

Ieng Sary, nguyên Ngoại Trưởng Khmer Đỏ, năm nay 87 tuổi, đương sự là một trong ba giới chức cao cấp Khmer Đỏ đang bị xét xử, tuy nhiên sức khỏe của Ieng Sary đang sa sút rõ rệt. Trong những ngày gần đây, Ieng Sary ăn vào hay bị ói ra, nên phải đưa vào bịnh viện chữa trị.

Nhiều người lo ngại các bị cáo trọng phạm sẽ chết hoặc không đủ sức khỏe đứng trước Tòa án để nghe phán quyết sau cùng đưa họ vào tù.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.