Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC-NGA

Trung Quốc sẽ mua chiến đấu cơ và tàu ngầm Nga

 Theo nguồn tin từ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc ngày hôm nay, 25/03/2013, Bắc Kinh sẽ mua của Nga 24 chiến đấu cơ và 4 chiếc tàu ngầm. Đây là thương vụ vũ khí quan trọng nhất giữa hai bên từ hơn một chục năm nay. Hai bên đã đạt thoả thuận mua bán này trước chuyến viếng thăm Matxcơva của tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vừa kết thúc hôm qua, 24/03.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( thứ 2 từ trái) thăm Trung tâm chỉ huy tác chiến của quân đội Nga tại Mãtcơva ngày 23/3/2013.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ( thứ 2 từ trái) thăm Trung tâm chỉ huy tác chiến của quân đội Nga tại Mãtcơva ngày 23/3/2013. REUTERS/Vadim Savitsky/Pool
Quảng cáo

Theo tờ báo Trung Quốc được AFP trích dẫn, Nga sẽ bán cho Trung Quốc 24 chiếc Sukhoi Su-35 và 4 tàu ngầm lớp Amour, trong đó hai chiếc chế tạo ở Nga và hai chiếc ở Trung Quốc. Trị giá thỏa thuận tuy nhiên chưa được tiết lộ.

Ngoài tàu ngầm và chiến đấu cơ, hai bên còn thương lượng về các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác như hệ thống hỏa tiễn Nga S-400, máy bay vận tải quân sự Iliouchine Il-476, máy bay tiếp liệu Il -78 và động cơ máy bay Saturn 117S.

Theo giới quan sát, Trung Quốc - khách hàng chủ yếu mua vũ khí Nga trước đây – hiện đã dần dần giảm bớt sự lệ thuộc của mình. Tuy nhiên trước mắt Bắc Kinh vẫn rất quan tâm đến việc mua công nghệ học cao cấp của Nga để phát triển công nghệ vũ khí của chính Trung Quốc, thường khi qua cách sao chép. Theo giới chuyên gia, hiện Trung Quốc còn lệ thuộc nhiều vào công nghệ Nga về động cơ của các chiếc máy bay oanh tạc của họ.

Xin nhắc lại là trong chuyến viếng thăm 3 ngày ở Nga vừa kết thúc hôm qua, chủ tịch Trung Quốc đã có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Shoigu, và đồng thời là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm trung tâm chỉ huy quân sự của Nga.

Trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội, vào đầu tháng Ba này, Trung Quốc đã thông báo gia tăng ngân sách quốc phòng năm 2013 theo tỷ lệ 10,7 %, lên đến 720,2 tỷ yuan - 116,3 tỷ đô la. Và dĩ nhien Bắc Kinh đã gây lo ngại cho các láng giềng, nhất là Nhật Bản. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.