Vào nội dung chính
LIÊN HIỆP QUỐC - CHÂU Á

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Châu Á chống nạn nghèo khó

Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2013 tương đối tốt hơn năm ngoái, các chính phủ châu Á được Liên Hiệp Quốc kêu gọi quan tâm đến tình trạng dân nghèo.

Dịch vụ mát-xa trên đường phố, Bangkok, 26/02/201.3. Thái Lan là một trong những nước có khoảng cách giầu nghèo lớn nhất tại Châu Á.(Reuters)
Dịch vụ mát-xa trên đường phố, Bangkok, 26/02/201.3. Thái Lan là một trong những nước có khoảng cách giầu nghèo lớn nhất tại Châu Á.(Reuters)
Quảng cáo

Trong bản báo cáo công bố hôm nay 18/04/2013, Ủy ban kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc dự báo mức tăng trưởng tại châu Á năm nay là 6%, thấp hơn tỉ lệ 7,8 % của năm 2011, nhưng được cải thiện so với 5,6 % trong năm 2012 vừa qua.

Theo bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc thì hiện nay có 800 triệu người dân Á châu sống trong tình trạng cực kỳ nghèo túng, 563 triệu người suy dinh dưỡng và hơn 1 tỉ người không có công ăn việc làm vững chắc. Trong khi đó, so với năm 2012, năm nay tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn với mức tăng trưởng được dự báo khoảng 6% tại những nước đang phát triển tại Á châu.

Liên Hiệp Quốc xem tỉ lệ này là « đúng chuẩn mực » và do vậy kêu gọi các quốc gia đang phát triển trong khu vực phải dành ưu tiên nâng cao mức sống của dân nghèo. Cụ thể là ấn định mức lương tối thiểu, bảo đảm số ngày làm việc trong năm cho người lao động nghèo, xây dựng hệ thống an sinh xã hội, y tế, giáo dục miễn phí và phụ cấp hưu trí. Theo Liên Hiệp Quốc, các biện pháp an sinh xã hội này chỉ chiếm từ 5% đến 8% tổng sản lượng quốc gia GDP từ nay đến 2030.

Hai quốc gia được Liên Hiệp Quốc khen ngợi là trong năm qua Thái Lan đã tăng lương tối thiểu của công nhân lên 300 bath/ngày, tức khoảng 10,5 đôla Mỹ. Thứ hai là Trung Quốc có chính sách điều chỉnh nền kinh tế kích thích tiêu dùng nội địa hơn là xuất khẩu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.