Vào nội dung chính
BANGLADESH

Hơn 600 người chết trong vụ sập xưởng may tại Bangladesh cuối tháng Tư

Bangladesh ngày 05/05/2013 vừa phát hiện thêm 42 tử thi tại khu nhà máy dệt may ở ngoại ô thủ đô Dhaka. Tai nạn tại xưởng dệt may hôm 24/04//2013 làm 610 người thiệt mạng. Châu Âu gia tăng áp lực đòi Bangladesh cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

Nỗi đau của thân nhân những công nhân dệt may mất tích. Ảnh chụp ngày 02/05/2013.
Nỗi đau của thân nhân những công nhân dệt may mất tích. Ảnh chụp ngày 02/05/2013. REUTERS/Khurshed Rinku
Quảng cáo

10 ngày sau tai nạn làm sập nhà máy dệt may ở ngoại ô Dhaka, số nạn nhân thiệt mạng vẫn tiếp tục tăng thêm. Các toán cứu hộ báo trước là còn nhiều thi hài vẫn bị chôn vùi dưới đống gạch đổ nát của tòa nhà 9 tầng. Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP, kiến trúc sư người Bangladesh, Massoud Reza, một người rất có uy tín trong ngành cho biết tòa cao ốc Rana Plaza ở Savar, cách thủ đô Dhaka khoảng 30 cây số, vừa bị sập hồi cuối tháng trước được kiến thiết để mở văn phòng và một khu thương mại. Tòa nhà này không thích hợp và không được xây dựng để trở thành một xưởng dệt may và không dự trù chịu sức nặng của những chiếc máy dệt và máy phát điện. Kiến trúc sư Reza cho biết năm 2004 văn phòng của ông được chọn để kiến thiết tòa nhà Rana Plaza và khi đó chủ nhân dự án hoàn toàn không cho biết sẽ biến cơ sở này thành một xưởng dệt may.

Một chi tiết quan trọng khác là tòa cao ốc này được dự trù xây dựng trên 6 tầng. Nhưng chủ nhân của tòa nhà đã tự ý xây thêm 3 tầng nữa sau khi có giấy phép của thành phố Savar. Theo lời một chuyên gia việc xây thêm 3 tầng lầu là nguyên nhân dẫn đến thảm họa hôm 24/04/2013. Khoảng 3.000 công nhân đang có mặt tại tòa cao ốc Rana Plaza khi xưởng may bị sập.

Bangladesh hiện đã bắt giữ 12 người để điều tra về vụ sập xưởng may nói trên. Quốc tế - đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu - gia tăng áp lực đòi chính quyền Dhaka cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. Thông tín viên đài RFI từ Bombay, Sébastien Farcis gửi về bài tường trình :

« Bangladesh, với tư cách là một nước nghèo hiện được hưởng nhiều quyền lợi. Chẳng hạn như là được miễn thuế hải quan khi xuất khẩu hàng sang thị trường châu Âu. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào Liên Hiệp Châu Âu lên tới 8 tỉ euro, chủ yếu là nhờ hàng dệt may.

Sau vụ sập nhà ở ngoại ô Dhaka, Bruxelles đe dọa xét lại điều khoản ưu đãi dành cho Bangladesh. Điều đó có nghĩa là hàng của nước này bán sang châu Âu phải bị đánh thuế hải quan đến 12,5 %. Đây sẽ là một vố đau đối với ngành công nghiệp dệt may tại một quốc gia có tới 3,6 triệu công nhân làm việc trong ngành.

Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Bangladesh. Mỹ cũng đang đe dọa có biện pháp tương tự trừng phạt Dhaka. Về phầm mình tập đoàn nổi tiếng Walt Disney đã thông báo chấm dứt các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Bangladesh ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.