Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Miến Điện đẩy lùi chỉ tiêu bài trừ tệ nạn ma túy

Miến Điện từng hứa sẽ tận diệt được nạn sản xuất ma túy trên toàn quốc vào năm 2014. Tuy nhiên, theo lời một quan chức cao cấp của nước này vào hôm nay, 06/05/2013, chính quyền Miến Điện đã kéo dài thêm 5 năm thời hạn thực hiện mục tiêu kể trên, sau khi thừa nhận tình trạng gia tăng của lượng thuốc phiện sản xuất trong nước.

Chất methamphetamine đến từ Miến Điện qua ngõ trung chuyển Thái Lan (Reuters /Chaiwat Subprasom)
Chất methamphetamine đến từ Miến Điện qua ngõ trung chuyển Thái Lan (Reuters /Chaiwat Subprasom)
Quảng cáo

Nhân một hội nghị khu vực về vấn đề bài trừ ma túy tổ chức tại Rangoon, Phó Chỉ huy ngành cảnh sát Miến Điện, ông Zaw Win đã xác nhận rằng chính quyền nước ông « rất lo lắng » trước tình trạng cây thuốc phiện được trồng nhiều hơn trong những năm gần đây, khiến cho Miến Điện vẫn là quốc gia đứng thứ hai trên toàn thế giới về nạn trồng thuốc phiện, chỉ thua Afghanistan, và về sự tràn lan của các chất ma túy. 

Theo nhân vật này : « Nhận thức rõ được mối đe dọa từ amphetamine và các chất gây nghiện mới », cơ quan bài trừ ma túy Miến Điện (CCDAC) đã « hoãn lại đến năm 2019 việc xoá bỏ ma túy ». 

Các quan chức từ Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam đã gặp nhau tại Rangoon trước một cuộc họp cấp bộ trưởng trên vấn đề ma túy sẽ mở ra vào thứ năm 09/05/2013 tại thủ đô hành chánh Naypyidaw. 

Tệ nạn buôn bán ma túy đặc biệt phát triển trong khu vực Tam giác vàng, nơi tiếp giáp biên giới các nước Miến Điện, Lào, Thái Lan và Trung Quốc, nơi mà từ nhiều năm nay, các lực lượng nổi dậy vẫn kiểm soát các ‘xưởng’ sản xuất và công việc buôn lậu ma túy. 

Chính quyền dân sự Miến Điện đã ký kết hàng chục thỏa thuận ngừng bắn, đặc biệt là với phiến quân người Shan, nguồn sản xuất chính chất methamphetamine với các phòng thí nghiệm nhỏ và di động. Lực lượng này cũng đã ký một thỏa thuận với chính phủ về việc diệt trừ ma túy. 

Tuy nhiên, theo ông Gary Lewis, thuộc Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) thì việc thực thi thỏa thuận vẫn là một vấn đề. Theo chuyên gia này, trong năm 2011, có khoảng 5,9 triệu viên thuốc lắc đã bị tịch thu, gấp gần ba lần so với năm 2010. Thế những con số đó thấp hơn rất nhiều so với dưới đây là quy mô sản xuất to lớn tại Miến Điện.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.