Vào nội dung chính
BANGLADESH

Bangladesh mừng có thỏa thuận an toàn xưởng may

Các nhà sản xuất hàng dệt may Bangladesh hôm nay 15/06/2013 hôm nay lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận của nhiều nhãn hiệu thời trang hàng đầu thế giới nhằm cải thiện vấn đề an toàn cho các xưởng may tại nước này, sau thảm kịch tòa nhà Rana Plaza sụp đổ ngày 24/04/2013 làm 1.127 người chết.

Gia đình các nạn nhân đòi công lý trong vụ xập nhà xưởng may Dacca (REUTERS /A. Biraj)
Gia đình các nạn nhân đòi công lý trong vụ xập nhà xưởng may Dacca (REUTERS /A. Biraj)
Quảng cáo

Các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Benetton của Ý, Zara của Tây Ban Nha, Marks and Spencer của Anh, H&M của Thụy Điển đã cùng ký vào một thỏa thuận, trong đó có việc cử ra một thanh tra trưởng độc lập của các doanh nghiệp và công đoàn, phụ trách chương trình thanh tra an toàn về hỏa hoạn « khả tín và hiệu quả ». 

Thỏa thuận cũng dự kiến cử một hay nhiều chuyên gia lành nghề để tiến hành các xét nghiệm « đầy đủ và nghiêm túc » các tiêu chuẩn và quy định hiện hành đối với các xưởng may Bangladesh. 

Atiqul Islam, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng dệt may Bangladesh, đại diện cho 4.500 xưởng may của nước này hôm nay đã hoan nghênh thỏa thuận trên. Ông cho rằng nếu các đối tác hỗ trợ để sửa chữa, hiện đại hóa các nhà xưởng ở Bangladesh thì sẽ có lợi cho các nhà sản xuất địa phương, và chứng tỏ sự cam kết dài hạn của các tập đoàn thời trang tại Bangladesh. Ông Islam cũng hoan nghênh quyết định của tập đoàn Mỹ Walmart tiến hành các cuộc thanh tra tại 279 nhà máy ở Bangladesh gia công hàng cho họ. 

Sáng kiến về thỏa thuận này được đưa ra từ năm 2012, từ hai tổ chức IndustriALL (tập hợp 50 triệu người lao động tại 140 quốc gia) và UNI Global Union (đại diện cho 20 triệu lao động). Hạn chót để ký kết được ấn định vào 12 giờ đêm nay 15/05. Danh sách chưa được công bố, nhưng được biết hôm qua đã có thêm chữ ký của tập đoàn Mỹ PVH (sở hữu các nhãn hiệu Tommy Hilfiger, Calvin Klein), tập đoàn Đức Tchibo.sq và, hai tập đoàn Anh Tesco và Primark. 

Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc, nhờ lương thấp và lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên nhiều tổ chức phi chính phủ từ nhiều năm qua đã tố cáo các điều kiện lao động tồi tệ và các tiêu chuẩn an toàn không được tôn trọng tại nước này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.