Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - NGUYÊN TỬ

Nhật Bản: Nhiều công ty xin khởi động lại nhà máy điện hạt nhân

Theo AFP, ngay sau khi quy chế về chuẩn mực an toàn hạt nhân mới của Nhật chính thức có hiệu lực, hôm nay 08/07/2013 bốn công ty điện lực của nước này thông báo ngay trong ngày đã nộp lên Cơ quan quy định an toàn hạt nhân hồ sơ xin kiểm tra độ an toàn tổng thể 10 lò phản ứng để có thể nhanh chóng được khởi động trở lại.

Một công nhân Tepco đang đo độ phóng xạ.
Một công nhân Tepco đang đo độ phóng xạ. REUTERS/Toshifumi Kitamura/Pool
Quảng cáo

Bốn công ty điện lực Hokkaido, Kansai, Shikoku và Kyushu muốn được Cơ quan quản lý an toàn hạt nhân của Nhật nhanh chóng thẩm định chuẩn mực an toàn mới cho 10 lò phản ứng hạt nhân của họ.

Quyết định cho khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân phải dựa trên thẩm định theo chuẩn mực an toàn mới của Cơ quan quản lý an toàn hạt nhân của Nhật, một tổ chức hoạt động độc lập. Quá trình thẩm tra dự kiến sẽ kéo dài 6 tháng. Nếu đạt tiêu chuẩn thì các lò phản ứng nhà máy điện trên cũng phải đợi đến sang năm 2014 mới có thể vận hành trở lại.

Tepco ( Tokyo Electric Power), công ty quản lý nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị tai nạn, dự tính nộp hồ sơ xin thẩm định đối với hai lò phản ứng số 6 và 7 của tổ hợp nguyên tử Kashaiwazaki-Kariwa ( phía tây ). Tuy nhiên Tepco đã phải xem xét lại kế hoạch của mình vì bị phản đối từ lãnh đạo vùng Niigata. Sau vụ tai nạn Fukushima, công ty điện lực hàng đầu của Nhật này đã bị mất uy tín trong các địa phương mà công ty có đặt cơ sở hạt nhân.

Hiện tại, 48 trên tổng số 50 lò phản ứng hạt nhân trên đất Nhật bị ngừng hoạt động. Các công ty chủ quản muốn được phép hoạt động trở lại các lò phản ứng hạt nhân của mình, giờ đây phải được các chuyên gia thẩm định lại toàn bộ theo chuẩn mực an toàn mới về an toàn hạt nhân, được áp dụng từ ngày hôm nau. Trình tự xét hồ sơ sẽ phải kéo dài, chính vì vậy mà các công ty liên quan đều muốn nhanh chân để sớm được cứu xét thẩm định.

Cũng cần phải nói thêm, Cơ quan quản lý an toàn hạt nhân không quyết định việc khởi động lại lò phản ứng mà chỉ đưa ra những đánh giá về độ an toàn theo chuẩn mực mới khắt khe hơn hơn trước rất nhiều. Sau đó thẩm quyền quyết định cuối cùng thuộc về chính phủ.

Trước đây, ở Nhật vẫn có một cơ quan an toàn hạt nhân do Bộ Công nghiệp chỉ định. Bị chỉ trích lơ là quản lý trong vụ tai nạn Fukushima, cơ quan nói trên đã bị thay thế bằng một định chế mới độc lập hơn.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.