Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - SYRIA

Các công ty Trung Quốc ngưng các dự án tại Syria

Trong số các đồng minh của Damas, Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp Trung Quốc tạm rút khỏi Syria. Theo đại sứ quán Trung Quốc tại nước này, hiện nay chỉ còn lại có hai công ty Trung Quốc trên lãnh thổ Syria.

Tình hình bất ổn tại Syria buộc Trung Quốc phải rút các doanh nghiệp về nước.
Tình hình bất ổn tại Syria buộc Trung Quốc phải rút các doanh nghiệp về nước. REUTERS/Kareem Raheem
Quảng cáo

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde cho biết chi tiết :
« Trung Quốc không muốn lại đối mặt với một kịch bản tương tự như Libya tại Syria. Việc di tản 36.000 công nhân Trung Quốc lao động tại Libya vào mùa xuân năm 2011 vẫn còn ghi đậm trong ký ức. Hôm qua, Zhong Maning, Vụ trưởng Vụ Tây Á và châu Phi của Bộ Ngoại giao tuyên bố : ‘Các sự kiện hiện nay tại Syria ảnh hưởng đến việc hợp tác kinh tế. Trung Quốc không khuyến khích các doanh nghiệp tới Syria’.

Theo Fang Min, phụ trách bộ phận lãnh sự của đại sứ quán Trung Quốc tại Damas, hiện nay còn lại 46 công dân Trung Quốc ở Syria gồm các nhà ngoại giao, nhà báo, và hai công ty Trung Quốc thuộc lãnh vực viễn thông vẫn còn giữ lại vài nhân viên tại chỗ. Tất cả những người khác đều đã rời Syria. Bắt đầu là China National Petroleum Corporation (Sinopec), hiện diện tại đây từ năm 2002 và nắm 35% cổ phần công ty dầu khí Syria Shell năm 2010.

Tương tự đối với China Petrochemical Corporation, công ty xây dựng quốc doanh Zhong Cai, hay một công ty xuất khẩu máy công cụ của tỉnh Tứ Xuyên.

Nhưng sự tương đồng chấm dứt ở đây, vì đối với Trung Quốc, về mặt năng lượng và kinh tế, Syria không phải là Libya. Zhong Maning cho biết : ‘Trao đổi thương mại không quá quan trọng, và ngay cả nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì vẫn không gây ra hậu quả về việc cung ứng dầu lửa cho Trung Quốc’. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.