Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Đặc sứ nhân quyền Châu Âu tố cáo tình trạng của người hồi giáo ở Miến Điện

Hằng trăm ngàn người hồi giáo Miến Điện bị ngược đãi trong các trại tỵ nạn. Trên đây là lời tố cáo của ông Claus Sorensen, tổng giám đốc Cơ quan nhân đạo của Liên Hiệp Châu Âu. Nhận định của viên chức Tây phương này phù hợp với những lời báo động của các tổ chức phi chính phủ về tình trạng kỳ thị sắc tộc tại Miến Điện.

Trại tỵ nạn dành cho người Rohingyas tại Sittwe, Miến Điện - REUTERS /Soe Zeya Tun
Trại tỵ nạn dành cho người Rohingyas tại Sittwe, Miến Điện - REUTERS /Soe Zeya Tun
Quảng cáo

Hôm nay 23/11/2013, trong cuộc họp báo tại Rangoon, Tổng Giám đốc Cơ quan nhân đạo của Liên Hiệp Châu Âu (ECHO) cho biết những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến viếng thăm các trại tỵ nạn ở bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Ông nhận định là cộng đồng người Hồi giáo bị « thiếu thốn khủng khiếp, bị tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người ».

Hiện nay tại Miến Điện, khoảng 800.000 người Rohingyas tạm cư trong các trại tỵ nạn, không vệ sinh, không việc làm không trường học.

Theo Liên Hiệp Quốc, người Rohingyas là sắc tộc « vô tổ quốc », bị đàn áp thô bạo nhất trên thế giới, cần được trợ giúp đặc biệt trong khi chính phủ Miến Điện từ chối cấp quốc tịch Miến Điện với lý do cộng đồng này từ Bangladesh nhập cư bất hợp pháp dù là từ nhiều thế hệ trước.

Đặc sứ Châu Âu tỏ ra lo ngại các phần tử cực đoan ngăn cản các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ nạn nhân bị đàn áp. Ông nhấn mạnh là « không để cho người Hồi giáo phải vượt biển và chìm trong sóng biển mà phải trợ giúp họ định cư tại Miến Điện ».

Những vụ xung đột giữa người theo đạo Phật do một số sư sãi quá khích kích động với người Hồi giáo đã làm cho hơn 200 người Rohingyas tử vong trong năm 2012. Sự kiện này làm nổi bật sự thiếu sót về mặt xã hội trong chính sách cải cách chính trị của Tổng thống Thein Sein.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.