Vào nội dung chính
HOA KỲ - BẮC TRIỀU TIÊN

Hạt nhân : Mỹ dọa tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên

Hoa Kỳ chủ trương tăng cường các biện pháp trừng phạt và duy trì áp lực với Bình Nhưỡng để đạt được mục đích phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đặc sứ Mỹ về chính sách Bắc Triều Tiên, Glyn Davies, cảnh báo Bình Nhưỡng không thể vừa đòi nối lại đàm phán với quốc tế, vừa duy trì các chương trình hạt nhân.

Ông Glyn Davies, đặc phái viên Mỹ về chính sách Bắc Triều Tiên đang trả lời báo chí tại Bắc Kinh, 21/11/2013
Ông Glyn Davies, đặc phái viên Mỹ về chính sách Bắc Triều Tiên đang trả lời báo chí tại Bắc Kinh, 21/11/2013 REUTERS
Quảng cáo

Trả lời báo chí nhân chuyến công tác tại Tokyo, đặc sứ Mỹ về Bắc Triều Tiên, Glyn Davies nhấn mạnh : « Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và chấp nhận tiến trình giải trừ vũ khí. Mỹ đang chờ đợi những hành động cụ thể từ phía Bình Nhưỡng » chứng minh cho thiện chí của chế độ Kim Jong Un. 

Quan chức Mỹ nói thêm, việc Bình Nhưỡng một mặt vẫn tiếp tục các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, mặt khác vẫn muốn nối lại đàm phát với quốc tế là điều « không thể chấp nhận được ». Trong trường hợp « Bắc Triều Tiên không tỏ thực tâm, không chứng minh được là quốc gia này đang từ bỏ tham vọng hạt nhân, thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực » lên chính quyền Bình Nhưỡng. 

Ông Davies đang công tác tại nhiều nước trong khu vực Bắc Á vào lúc quốc tế và Iran đạt thỏa thuận về hạt nhân vào sáng sớm ngày 24/11/2013. Ông nhìn nhận hai hồ sơ hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên có nhiều khác biệt, nhưng chính sách trừng phạt đã có hiệu quả trong trường hợp đối với Téhéran. Do vậy, ông Glyn Davies tin rằng « trừng phạt và sức ép » cũng sẽ là những biện pháp thích hợp để giải quyết khủng hoảng với Bắc Triều Tiên. 

Tuy nhiên đặc sứ Hoa Kỳ nói thêm, « vế ngoại giao » vẫn chiếm một vị trí quan trong trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mỹ và Trung Quốc đang làm việc chặt chẽ với nhau để tìm ra những điều kiện cho phép nối lại đàm phán 6 bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên. 

Sáu nước liên qua bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Đàm phán bế tắc từ tháng 12/2008.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.