Vào nội dung chính
HOA KỲ - MIẾN ĐIỆN

Mỹ muốn hỗ trợ quân sự cho Miến Điện

Washington dự trù mở rộng các chương trình đào tạo cho quân nhân Miến Điện. Quốc hội Mỹ còn thận trọng trước tiến trình dân chủ hóa đất nước của chính quyền Naypyidaw. Mỹ đã giảm nhẹ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Miến Điện. Hợp tác quân sự song phương còn rất giới hạn.

Nhà đối lập Aung San Suu Kyi (G) ngồi bên tướng Zaw Win (T),nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Quân đội Miến Điện, 27/03/2013
Nhà đối lập Aung San Suu Kyi (G) ngồi bên tướng Zaw Win (T),nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Quân đội Miến Điện, 27/03/2013 REUTERS/Nyein Chan Naing/Pool
Quảng cáo

Điều trần tại Quốc hội ngày hôm qua 04/12/2013, một quan chức trong bộ Quốc phòng Mỹ, Vikram Singh, cho biết Hoa Kỳ đang có kế hoạch đẩy mạnh việc đào tạo cho các quân nhân Miến Điện để họ tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Chính phủ Mỹ tin tưởng là quốc gia Đông Nam Á này đang « từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa và cải tổ quân đội ».

Đại diện của Lầu Năm Góc nói rõ, chương trình đào tạo sẽ bắt đầu bằng việc giải thích về những chuẩn mực quốc tế trong cách ứng xử, tiếp cận vấn đề khi can thiệp. Ngoài ra kế hoạch đào tạo đó nhằm « tăng cường ảnh hưởng của Mỹ đối với quân đội Miến Điện, khuyến khích Naypyidaw tiến hành cải tổ ». Ông Vikram Singh nhấn mạnh : « Đào tạo cho quân đội Miến Điện không có nghĩa là bộ Quốc phòng chủ trương bình thường hóa quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này trong lĩnh vực quân sự vào thời điểm hiện tại ». 

Tuy nhiên lập luận được bộ Quốc phòng đưa ra không có vẻ thuyết phục các đại biểu Quốc hội Mỹ. Dân biểu Joe Crowley thuộc đảng Dân chủ, thận trọng cho là Washington đã đi quá nhanh trong việc thắt chặt quan hệ quân sự với Miến Điện, vào lúc mà chính quyền nước này vẫn đàn áp các cộng đồng thiểu số và nhất là ngược đãi người Rohingya theo đạo Hồi.

Trước đây, ông Crowley từng là một trong những người luôn có lập trường cứng rắn đối với Miến Điện. Dân biểu Joe Crowley tuyên bố « Cá nhân tôi, nghĩ là Mỹ trước hết nên đào tạo để quân đội Miến Điện chấm dứt sát hại, bắt cóc và cướp đất » của dân. Một đại biểu Quốc hội khác là ông Steve Chabot của đảng Cộng Hòa cũng không tán đồng kế hoạch được chính quyền Obama đề xuất.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.