Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - BẮC TRIỀU TIÊN

Nhật e ngại Bắc Triều Tiên còn cực đoan hơn

Vụ thanh trừng Jang Song Thaek, dượng rể phò tá Kim Jong-un và là một trong những đại quan đầy quyền lực của chế độ đã thu hút sự chú ý của giới quan sát chính trị quốc tế. Hôm nay 12/12/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật tỏ ý e ngại chế độ Bình Nhưỡng có thể trở nên cực đoan hơn sau vụ thanh trừng nội bộ này.

Ông Jang Song Thaek bị bắt ngay tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị đảng Lao Động Triều Tiên (ảnh chụp từ vô tuyến truyền hình Bắc Triều Tiên KRT)
Ông Jang Song Thaek bị bắt ngay tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị đảng Lao Động Triều Tiên (ảnh chụp từ vô tuyến truyền hình Bắc Triều Tiên KRT) REUTERS
Quảng cáo

Trên một diễn đàn thảo luận tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đưa ra nhận xét : « Nhìn hình ảnh ông Jang Song Thaek bị lôi ra khỏi ghế là tôi liên tưởng đến những cảnh của cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc ». Lãnh đạo Quốc phòng Nhật nhận định thêm : « Trong tương lai Bắc Triều Tiên có thể còn trở nên cực đoan hơn nữa, đó mới là điều tôi lo ngại ».

Mặc dù thông tin về việc ông Jang Song Thaek bị thất sủng đã lan truyền, nhưng dư luận quốc tế vẫn thấy bất ngờ khi đầu tuần này (ngày 9/12 ), Bắc Triều Tiên cho phổ biến rộng rãi hình ảnh bắt giữ ngay tại phòng họp của Trung ương Đảng nhân vật trước đó không lâu vốn được coi là số 2 của chế độ.

Ngoài những hình ảnh đó, Bình Nhưỡng còn cho đăng tải những lời buộc tội nặng nề nhất đối với ông Jang Song Thaek. Đây là các hành xử hiếm thấy ở chính trường Bình Nhưỡng. Vụ việc thanh lọc ở thượng tầng chế độ Bình nhưỡng đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới phân tích chính trị quốc tế. Không ít nhận định về dấu hiệu từ vụ thanh trừng nội bộ này, nhưng vẫn chỉ dùng lại ở những phán đoán không có đầy đủ thông tin.

Cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản rất quan tâm đến những chuyển động chính trị ở đất nước khép kín nhất thế giới này.

Giữa Tokyo và Bình Nhưỡng vẫn còn tồn tại những mối hiềm khích. Hồ sơ những người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên 1970 và 1980 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đầu năm nay, Bình Nhưỡng còn đe dọa hủy diệt Nhật Bản bằng đòn đánh hạt nhân, một khi chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã bất ngờ tuyên bố sẵn sàng gặp Kim Jong Un. Đến giờ thì cuộc gặp Thượng đỉnh này vẫn chưa thể diễn ra.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.