Vào nội dung chính
BẮC TRIỀU TIÊN

Bình Nhưỡng khai trương trạm trượt tuyết Masik

Bắc Triều Tiên đã linh đình khánh thành trong tuần này một trạm trượt tuyết mới, ngoạn mục, ở vùng núi Masik, miền Đông Nam nước này. Đây là công trình quan trọng nhất của Kim Jong Un từ khi lên cầm quyền cách đây 2 năm.

Ông Kim Jong Un đến khai trương trạm trượt tuyết ở núi Masik - REUTERS /KCNA
Ông Kim Jong Un đến khai trương trạm trượt tuyết ở núi Masik - REUTERS /KCNA
Quảng cáo

Đến viếng thăm công trình đã hoàn tất vào hôm thứ Ba, 31/12/2013, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thúc giục là trạm phải mở cửa đón ‘khách’ càng sớm càng tốt. Đề án du lịch này tại một nước đang bị cấm vận quốc tế và thiếu lương thực gây nhiều ngạc nhiên. Thông tín viên RFI, Frédéric Ojardias, tại Seoul tường thuật :

« Vận động viên trượt tuyết Bắc Triều Tiên trong bộ áo màu lân quang lao nhanh xuống dốc dưới tiếng hoan hô của đám đông đến xem : Đây là những hình ảnh khá bất ngờ mà đài truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên đã phát lại.

Với trạm thể thao mùa đông này, « lãnh tụ tối cao » Kim Jong Un muốn cho thấy hình ảnh một lãnh đạo biết chăm lo cho đời sống của người dân. Những người tập trượt tuyết sẽ cảm nhận « sự quan tâm trìu mến của Đảng » như Kim Jong Un đã tuyên bố.

Thật ra, theo đánh giá của các nhà phân tích, đề án trên nhằm mục tiêu thu hút ngoại tệ, thu hút du khách từ các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên nhìn cảnh tượng đất nước này bị cô lập, hạ tầng cơ sở giao thông, liên lạc thiếu thốn trầm trọng, không biết tính toán này thành công đến đâu.

Nhưng trạm trượt tuyết vừa khánh thành cho thấy một điều : Đó là khả năng Bình Nhưỡng luồn lách để tránh né các biện pháp trừng phạt mà quốc tế áp đặt do chương trình hạt nhân và hỏa tiễn, trong đó nhiều loại thiết bị như máy phun tuyết bị xem là "xa xí phẩm", và việc nhập các mặt hàng này bị cấm trên lý thuyết.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.