Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Miến Điện và ASEAN 2014 :Triển vọng và hạn chế về hồ sơ Biển Đông

Đăng ngày:

Năm 2014, Miến Điện lên làm chủ tịch Hiệp Hội ASEAN sau nửa thế kỷ bị cô lập. Quốc gia Đông Nam Á đang trên đường tháo gỡ ảnh hưởng Trung Quốc phải đối diện với một trong những hồ sơ gay go là tham vọng của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông. Liệu chính quyền Thein Sein sẽ quan tâm đến quyền lợi chung của các thành viên hay sẽ theo chân nhà lãnh đạo Hun Sen của Cam Bốt, nhượng bộ Trung Quốc, làm rạn nứt hiệp hội ?

Logo của ASEAN 2014
Logo của ASEAN 2014
Quảng cáo

Theo AFP, từ các viên chức cao cấp trong chính phủ Miến Điện cho đến giới phân tích trong khu vực đều tin rằng Trung Quốc sẽ gây áp lực mạnh. Vấn đề là Miến Điện có đủ nội lực đối phó và sẽ chọn thái độ đề kháng như tuyên bố của ông Than Htut, thuộc Bộ Kế hoạch : « ASEAN là ngôi sao đang lên của nền kinh tế và chính trị toàn cầu » ?

Chuyên gia Úc Sean Turnell, đại học Macquarie, tỏ ra dè dặt : Miến Điện tổ chức thành công Đông Nam Á vận hội 2013 đã tạo ra niềm tin tưởng « quá đáng » vào khả năng đương đầu với các « thách thức chiến lược hàng đầu », ám chỉ xung khắc với Trung Quốc tại Biển Đông.

Năm 2012, Cam Bốt của Hun Sen đã nhượng bộ Bắc Kinh, ngăn chận một bản thông cáo chung của ASEAN khẳng định lập trường cứng rắn về biển Đông.

Câu hỏi được đặt ra là Miến Điện lên làm chủ tịch ASEAN trong bối cảnh nào ?

Tân chủ tịch ASEAN sẽ năng nổ, quan tâm đến quyền lợi của các thành viên bị nước ngoài uy hiếp ? Nếu có thì đâu là những yếu tố thuận lợi và bất lợi có thể thúc đẩy hoặc ngược lại giới hạn khả năng điều phối của Miến Điện ?

Một chuyên gia Úc khác là Carl Thayer, được biết là giới ngoại giao Miến Điện cho biết sẽ « phản ánh » quan điểm chung của các thành viên ASEAN.

Được RFI đặt câu hỏi, nhà phân tích Lưu Tường Quang, cũng từ Úc thẩm định năm nay, tổng thống Thein Sein sẽ có nhiều cơ hội chứng tỏ bản lãnh để được Hoa Kỳ tin cậy thêm. Cơ may cho ASEAN là Miến Điện « không cô đơn » trong hồ sơ biển Đông.

Nhà phân tích Lưu Tường Quang :

« ……Gần đây , Hoa Kỳ quyết định cử một sĩ quan chuyên môn về tuần duyên đến phục vụ tại Đại Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam. Năm 2013, Nhật cũng tích cực phát triển bang giao, cải thiện quan hệ kinh tế, an ninh quốc phòng với ASEAN, chủ trì hội nghị các quốc gia Vùng Mekong cộng với Nhật để duyệt lại sách lược Mekong mà Nhật thi hành từ 2012.

Gần đây nhất, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, tại Thụy Sĩ, ngày 22/01, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi thế giới hãy tìm phương cách cụ thể đối phó với sự trổi dậy về quân sự, tuy không nói là nước nào , nhưng ai cũng hiểu đó là Trung Quốc.

Cho nên, đây là một yếu tố mới trong vấn đề bang giao quốc tế ảnh hưởng tích cực lên hồ sơ biển Đông. Năm 2012, ASEAN ở trong tình trạng chia rẽ vì ông Hun Sen chịu áp lực Trung Quốc nên quyết định sai lầm tại Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh tháng 11/2012.

Năm 2013, ASEAN tương đối ổn định nên khi Miến Điện bắt đầu vai trò chủ tịch thì ASEAN khá hơn so với 2012….. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.