Vào nội dung chính
CAM BỐT

Cam Bốt xét xử 23 người tham gia cuộc biểu tình của ngành dệt may

Phiên tòa xét xử 23 người hoạt động công đoàn và công nhân ngành dệt may bị bắt trong cuộc đình công biểu tình hồi tháng Giêng vừa qua đã mở ra hôm nay 25/04/2014 tại Phnom Penh. Phiên xử vẫn xúc tiến mặc dù có nhiều lời kêu gọi từ phía quốc tế đòi trả tự do cho những người này.

Cảnh sát chặn lối vào toà án Phnom Penh, nơi diễn ra phiên xử 23 người biểu tình - REUTERS /Samrang Pring
Cảnh sát chặn lối vào toà án Phnom Penh, nơi diễn ra phiên xử 23 người biểu tình - REUTERS /Samrang Pring
Quảng cáo

Các bị cáo đã bị bắt trong cuộc đàn áp biểu tình hồi tháng Giêng. Vào lúc đó, công nhân ngành dệt may đã đình công và xuống đường để đòi tăng mức lương tối thiểu lên 160 đô la/tháng thay vì 117 đô la. Công an đã đàn áp biểu tình một cách dã man, bắn vào đám đông làm cho 4 người thiệt mạng. 

Theo phóng viên AFP có mặt tại tòa vào hôm nay, hàng trăm người đã tụ tập trước tòa án, lớn tiếng đòi trả tự do cho 23 người bị đưa ra xét xử. Trích dẫn các nhóm bảo vệ nhân quyền, AFP cho biết là 23 người này có thể bị kết án đến 5 năm tù về hành vi bạo động ‘có chủ ý’. 

Những đồng nghiệp của họ cũng như giới hoạt động công đoàn, đã ra sức vận động, và đi đến các đại sứ quán nước ngoài ở Phnom Penh nhờ can thiệp. 

Hãng tin Pháp trich lời ông Kong Athit, thuộc Liên đoàn Dệt may cho biết là những người bị bắt chỉ đòi hỏi quyền lợi của họ, của người lao động – tăng lương - và không hề có hành vi bạo lực, không hề đả thương bất kỳ ai. 

Vụ án này còn mang tính chất chính trị, các bị cáo bị xem như là thách thức chính quyền Hun Sen. 

Giới bảo về nhân quyền lo ngại trước việc những quyền tự do cơ bản – như tâp hợp, biểu tình không bạo động, bị giới hạn hoặc nghiêm cấm ở Cam Bốt. 

Sau sự cố tháng Giêng, chính phủ Cam Bốt đã ban hành lệnh cấm biểu tình. Lệnh này được bãi bỏ vào tháng Hai, nhưng trong tháng Ba vừa qua, cảnh sát chống bạo động đã thẳng tay giải tán một nhóm người đòi được phép thành lập một kênh truyền hình độc lập, viện cớ là họ không có quyền ‘tụ họp’.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.