Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - NGÔN LUẬN

Bắc Kinh phong tỏa mạng xã hội trước ngày tưởng niệm 25 năm Thiên An Môn

Google, You Tube, Twitter bị kiểm duyệt gắt gao ở Hoa lục. Song song với các biện pháp an ninh ngăn chận những sinh hoạt bị cho là “nhạy cảm” chính quyền Trung Quốc sử dụng “tường lửa” chận các trang mạng xã hội, kiểm duyệt thông tin trước và trong ngày 03/06, ngày mà cách nay 25 năm hàng trăm sinh viên Trung Quốc bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn.

http://www.webdo.tn
Quảng cáo

GreatFire.org, bộ phận chống kiểm duyệt thông tin của Google hôm nay 03/06 cho biết chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt thông tin điện tử trước ngày mà chế độ xem là nhạy cảm: Ngày đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.

Một phiên bản Google sử dụng bên ngoài Hoa lục, từ khi Google rút ra khỏi Trung Quốc, vẫn được cộng đồng mạng ở Hoa lục truy cập, nhưng từ mấy hôm nay đã bị khóa chặt. Các dịch vụ như thư điện tử, hình ảnh, công cụ tìm kiếm, trang chủ cũng bị chận.

Biện pháp kiểm duyệt kéo dài từ 4 hôm trước ngày 03/06. Vào đêm mùng 3 rạng sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, sau hai tháng do dự trước phong trào dân chủ, chính quyền Trung Quốc dùng xe tăng trấn áp, giết chết hàng trăm sinh viên ngay tại quảng trường Thiên An Môn.

Theo Google, tưởng niệm 25 năm đàn áp Thiên An Môn là một “trận đấu gay go” trong cuộc chiến giữa chế độ Trung Quốc và quyền tự do thông tin.

Trong khuôn khổ chính sách cấm người dân tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc đã bắt ít nhất 50 nhà tranh đấu từ nhiều tuần qua. Nạn nhân mới nhất là họa sĩ Quách Kiên, mang quốc tịch Úc. Nhà danh họa bị công an bắt đi mất tích vào đêm Chủ nhật vừa qua tại Bắc Kinh, một ngày sau khi báo Anh Financial Times đăng bài phỏng vấn, trong đó, ông tiết lộ chuẩn bị tổ chức triển lãm tranh với chủ đề Thiên An Môn.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên án chiến dịch áp bức tại Hoa lục. Chính phủ Úc tuyên bố rất quan ngại, còn sứ quán Úc tại Bắc Kinh đã tiếp xúc với chính quyền Trung Quốc.

Trong số 20 nhà báo, luật gia, trí thức bị bắt gần đây nhất, có bà Cao Du, luật sư Phổ Chí Cường và một cộng tác viên của báo Nhật Nikkei sau khi phỏng vấn luật sư Phổ Chí Cường.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.