Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC

Trung Quốc kết án tử hình ba kẻ khủng bố tại Thiên An Môn

Trong vụ khủng bố nhắm vào quảng trường Thiên An Môn – Bắc Kinh hồi tháng 10/2013, Trung Quốc vào sáng nay vừa tuyên bản án tử hình đối với 3 trong số 8 người bị cáo. Bản án nói trên chứng tỏ quyết tâm của Trung Quốc thẳng tay trừng phạt các nhóm quá khích tại vùng tự trị Tân Cương, nơi đa số dân cư theo đạo Hồi và nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ tấn công vào Thiên An Môn hôm 28/10/2013, đã làm 2 người thiệt mạng - REUTERS /Petar Kujundzic
Vụ tấn công vào Thiên An Môn hôm 28/10/2013, đã làm 2 người thiệt mạng - REUTERS /Petar Kujundzic
Quảng cáo

Sáng nay, 16/06/2014, trong một phiên xử chớp nhoáng, các biện pháp an ninh được tăng cường tối đa, mở ra tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương, Tư pháp Trung Quốc tuyên án tử hình nhắm vào ba tội phạm. Đó là Husanjan Wuxur, Yusup Umarniyaz và Yusup Ahmat.

Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc và bản tin của Tân Hoa Xã, cả ba cùng bị xử phạt tối đa vì tội danh « tổ chức và lãnh đạo một nhóm khủng bố ». Ba người nói trên nằm trong danh sánh 8 người bị bắt trong vụ tấn công nhắm vào quảng trường Thiên An Môn hôm 28/10/2013, làm 2 người chết và 40 người bị thương. 

Quảng trường Thiên An Môn là địa điểm được canh gác chặt chẽ nhất tại thủ đô Bắc Kinh và vụ tấn công nói trên bị coi là một vố đau đối với ngành an ninh của Trung Quốc. Bản tin của AFP nhắc lại ngay sau vụ tấn công ở Thiên An Môn , người đứng đầu lực lượng an ninh tỉnh Tân Cương đã bị cách chức. 

Đài truyền hình Trung Quốc sáng nay phát đi những đoạn băng video cho thấy ba bị cáo – một người đàn ông cùng với mẹ và vợ đã lao một chiếc xe hơi chở đầy xăng nhắm vào cổng Tử Cấm Thành, ngay dưới bức ảnh của Mao Trạch Đông. 

Từ hơn một năm nay, các vụ tấn công mà chính quyền Bắc Kinh quy trách nhiệm cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ngày càng xảy ra thường xuyên hơn và không còn khoanh vùng ở Tân Cương. 

Tại tỉnh này, xung đột giữa cộng đồng người Hán và đa số là người Duy Ngô Nhĩ là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ tấn công đẫm máu. Mặt khác cộng đồng người Hồi giáo nói tiếng Thổ tố cáo Bắc Kinh chà đạp tôn giáo và bản sắc văn hóa của thiểu số người Duy Ngô Nhĩ. 

Trong những tuần lễ qua, chính quyền địa phương mở chiến dịch bố ráp các « phần tử khủng bố ». Nhiều người trong số đó bị xét xử trong những phiên tòa chớp nhoáng, một số khác bị bêu riếu trước công chúng. Giới quan sát cho rằng, những hành vi nói trên không là xoa dịu tình hình ở Tân Cương. Ngược lại, hiềm khích giữa các cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất càng gia tăng và rủi ro bạo lực càng lớn.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.