Vào nội dung chính
CHÂU Á - Y TẾ

Cúm H7N9 : Năm nước Châu Á và Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm cao

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Nature Communications, ngày hôm qua, 17/06/2014, virus cúm gia cầm H7N9, làm khoảng một trăm người tử vong tại Trung Quốc, giờ đây, có nguy cơ phát triển mạnh tại 5 nước Châu Á khác.

Gia cầm bán tại một khu chợ, thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, 07/04/2013.
Gia cầm bán tại một khu chợ, thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, 07/04/2013. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Bỉ và Anh chứng minh rằng nguy cơ virus H7N9 không chỉ ở Trung Quốc, mà có thể còn lây lan mạnh ở các nước khác trong vùng, cụ thể là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Vì tại những nước này, các khu chợ buôn bán gia cầm sống lại tập trung ở những nơi có mật độ dân cư cao.

Theo giới chuyên gia, virus H7N9 lây lan giữa chim và gia cầm, nhưng cũng có thể lây sang người, giống như nhiều chủng loại virus cúm khác.

Kể từ khi xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 03/2013, virus H7N9 đã lây nhiễm hơn 400 trường hợp và làm khoảng một trăm người tử vong, chủ yếu ở các vùng nông thôn miền trung và đông nam Trung Quốc.

Thế nhưng, theo các nhà nghiên cứu Bỉ và Anh, các trung tâm đô thị lớn tại 5 nước nói trên cũng có nguy cơ lây nhiễm cao trong tương lai, như vùng hạ lưu sông Mê Kông, ở Việt Nam, hoặc các vùng kế cận vịnh Bengale, tại Ấn Độ và ở Bangladesh.

Để có thể nhanh chóng nhận diện được tình trạng virus phát triển mạnh tại Châu Á, các nhà khoa học đã lập ra một bản đồ lây nhiễm, với sự trợ giúp của Viện nghiên cứu gia súc quốc tế (ILRI).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trước virus H7N9, Châu Á đã trải qua dịch cúm gia cầm với virus H5N1, xuất hiện ở Trung Quốc năm 2003 và đã làm gần 400 người tử vong tại 15 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, việc lây nhiễm, phát triển của virus H5N1 dễ phát hiện hơn. Gia cầm bị nhiễm virus này thường có những triệu chứng của bệnh. Trong khi đó, gia cầm bị nhiễm virus H7N9 lại không có triệu chứng.

Bản nghiên cứu lưu ý : Việc virus H7N9 lây lan chậm ở miền trung và miền nam Trung Quốc cho thấy, mặc dù có những nỗ lực mạnh mẽ, nhưng khó có thể kiềm tỏa được loại virus này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.