Vào nội dung chính
THÁI LAN - CHÍNH TRỊ

Quân đội Thái Lan khẳng định không bỏ quyền lực

Quân đội Thái Lan, hôm qua 26/06/2014, cho biết là sẽ cho thành lập Quốc hội mới với 200 thành viên trong đó có thành phần quân đội và thiết lập một chính quyền lâm thời. Thế nhưng, tập đoàn quân sự sẽ không giải tán, họ vẫn tiếp tục nắm quyền hành.  

Tướng Thanasak Patimaprakorn (t) với tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo quân đội, ngày 13/06/2014, Bangkok.
Tướng Thanasak Patimaprakorn (t) với tướng Prayuth Chan-ocha, lãnh đạo quân đội, ngày 13/06/2014, Bangkok. REUTERS/Athit Perawongmetha
Quảng cáo

Trả lời AFP, một viên chức giấu tên giải thích : Chúng tôi đã rút một bài học là khi đặt quyền hạn vào trong tay người khác thì họ sẽ không làm những điều mà chúng tôi chờ đợi nơi họ.

Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok cho biết rõ thêm như sau về tương lai chính trị Thái :

« Chính quyền quân sự sẽ thông báo trong những ngày tới cấu trúc chính trị Thái Lan, nhưng chi tiết về Hiến pháp tạm thời đã được báo chí tiết lộ.

Điểm quan trọng nhất là chính quyền quân sự vẫn ở lại nắm quyền, có thể đưa ra quyết định bằng sắc lệnh trên tất cả các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Chính quyền lâm thời sẽ phải nghe theo lệnh của quân đội.

Một Quốc hội gồm 200 thành viên sẽ được chỉ định. Một nửa số ghế là do quân đội nắm giữ. Một hội đồng về cải cách chính trị cũng sẽ được thành lập.

Đối với Thái Lan đây là một bước lùi ngoạn mục, đưa đất nước này trở lùi về chế độ những năm 50, 60.

Sau cuộc đảo chính lật đổ Thaksin Shinawatra năm 2006, quân đội lúc đó đã nhanh chóng chuyển giao tất cả quyền hạn lại cho một chính quyền dân sự. Nhưng chính quyền đã tỏ ra tương đối độc lập cho nên quân đội đã rút ra bài học, không muốn tái phạm ‘sai lầm’ ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.