Vào nội dung chính
BRICS

Trung Quốc có ý đồ thâu tóm tài nguyên châu Mỹ La tinh

Về phần Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông sẽ mở chiến dịch "chiêu dụ" các quốc gia trong vùng trước khi thực hiện vòng công du Châu Mỹ La tinh, sau các hội nghị tại Brazil.

Sau Brazil, ông Tập Cận Bình mở chiến dịch "chiêu dụ" các nước trong vùng trước vòng công du Châu Mỹ La tinh - Reuters
Sau Brazil, ông Tập Cận Bình mở chiến dịch "chiêu dụ" các nước trong vùng trước vòng công du Châu Mỹ La tinh - Reuters
Quảng cáo

Bắc Kinh chính thức cho đây là một vòng công du để chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau, nhưng thật ra, theo Heike Schmidt, thông tín viên RFI tại Trung Quốc, thì chuyến đi này nhằm củng cố thế đứng của Bắc Kinh ở Châu Mỹ La tinh và để Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung cấp dầu hỏa và tài nguyên thiên nhiên cho mình.

"Đây là chuyến đi Châu Mỹ La tinh lần thứ 2 của ông Tập Cận Bình từ khi ông lên nắm quyền vào năm ngoái. Nó cho thấy là Trung Quốc quyết tâm áp đặt sự hiện diện của mình tại một khu vực vốn là sân sau của Mỹ.

Với trao đổi thương mại lên đến 260 tỷ đô la, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực ngày nay quan trọng hơn gấp 20 lần so với năm 2000. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại thứ hai trong vùng sau Hoa Kỳ.

Báo giới chính thức ở Bắc Kinh, thường quen thuộc với những lời lẽ đường mật, đã nói đến nào là 'hỗ trợ, thịnh vượng chung chia sẻ kinh nghiệm...' Nhưng thật ra mục tiêu của Trung Quốc là tìm tài nguyên và nguyên liệu rẻ như đồng, thép, nickel, đậu nành và nhất là dầu hỏa.

Brazil, Achentina, Venezuela có những tài nguyên quý báu mà Trung Quốc đang cần. Năm 2013, Venezuela đã xuất sang Trung Quốc 600.000 thùng dầu mỗi ngày, và Bắc kinh muốn tăng lên thành 1 triệu thùng/ngày trong những năm tới đây, để trở nên khách hàng số 1 của Venezuela."

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.