Vào nội dung chính
VỤ MÁY BAY MALAYSIA

Vụ MH 370 mất tích và cuộc tấn công tin học bí hiểm từ Trung Quốc

Tại Malaysia, các cơ quan chức năng vừa tiết lộ là hàng nghìn tài liệu liên quan đến cuộc điều tra chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline mất tích, có thể đã bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp. Vụ tấn công tin học này khiến cho vụ mất tích máy bay càng trở nên bí hiểm.

Một ngày sau khi chuyến bay MH370 mất tích, tin tặc đã đánh cắp hàng ngàn tài liệu liên quan đến điều tra. Trong ảnh, các hướng tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia.
Một ngày sau khi chuyến bay MH370 mất tích, tin tặc đã đánh cắp hàng ngàn tài liệu liên quan đến điều tra. Trong ảnh, các hướng tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia. Wikimedia
Quảng cáo

Vụ tấn công tin tặc này bắt đầu từ một bức thư điện tử mang nội dung thông báo, đã tìm thấy chiếc máy bay mất tích, kèm theo đó là một tài liệu đính kèm dưới dạng một bài báo theo khổ PDF. Thứ trên được gửi đến cho nhiều quan chức của Malaysia. Khi kích mở tài liệu, người sử dụng máy tính vô hình chung đã để cho một loại mã độc xâm nhập vào máy tính của họ. Khi đã được cài vào máy tính, mã độc sẽ thu thập các dữ liệu và bí mật gửi về một địa chỉ ở Trung Quốc.

30 máy tính tại Malaysia đã bị nhiễm mã độc như vậy, trong đó có các máy của Cơ quan Hàng không dân dụng, của công ty Malaysia Airline và một số bộ khác. Các giới chức Malaysia xác nhận đã có hàng nghìn tài liệu liên quan đến chuyến bay MH370, đến hoàn cảnh của vụ mất tích hay cuộc điều tra đã bị đánh cắp. Vụ tấn công tin học này hoàn hảo tới mức mà phần mềm diệt virus thông thường không phát hiện được và dường như các tài liệu mà các nhà điều tra trao đổi với nhau đều đã được mã hoá.

Nghi vấn đổ dồn về hướng Trung Quốc

Điều nghi ngờ đầu tiên là chiến dịch tấn công này đã được tung ra rất nhanh : Ngay sau ngày chiếc máy bay mất tích. Chuyến bay MH370 mất tích ngày 8/3, thì ngày 9/3 thư điện tử nói trên đã được gửi đi. Theo các chuyên gia an ninh tin học thì cần phải mất ít ra là hơn một ngày mới tạo được mã độc và để chế ra file PDF như trên. Được biết, chính phủ Trung Quốc có cả một đội quân hùng hậu các hacker rất tài giỏi và gián điệp điện tử là phương pháp được Trung Quốc ưa dùng.

Cần phải nói thêm là trên chuyến bay mất tích MH370 có tới hai phần ba là hành khách người Trung Quốc và trong vụ tại nạn, đặc biệt trong những ngày đầu tiên, đã xảy ra nhiều trục trặc trong vấn đề thông tin.

Một chuyên gia tin học nhận định dù các tài liệu được gửi về một địa chỉ hộp thư ở Trung Quốc thì chưa chắc gì điểm đến cuối cùng lại phải là ở đó. Địa chỉ đó thường được các hackers dùng làm như kiểu bù nhìn để đánh lạc hướng.

Người ta không biết vụ đánh cắp thông tin này kéo dài bao lâu. Bộ Công nghệ Malaysia tỏ ra thận trọng về vấn đề này chỉ đưa ra những chi tiết chung chung rằng việc này được phát hiện không sớm. Sự việc đang đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Dù gì thì tình tiết mới này cho thấy các chính phủ đã không hợp tác đầy đủ một cách có hiệu quả trong vụ máy bay mất tích.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.