Vào nội dung chính
Tạp chí khoa học

H5N1 tự biến chủng có thể lây từ người sang người ?

Đăng ngày:

Một nghiên cứu của Hà Lan và một của Mỹ chứng minh siêu vi cúm gia cầm H5N1 bị biến chủng nhân tạo có thể lây lan trong loài động vật có vú một cách dễ dàng, tức là có thể truyền nhiễm giữa người với người. Sau khi bị « treo » 8 tháng, hai kết quả này được Ủy ban đạo đức Khoa học Hoa Kỳ cho phép phổ biến.

Siêu vi H5N1 được tô nâu, dưới ống kính xét nghiệm của các nhà nghiên cứu - REUTERS
Siêu vi H5N1 được tô nâu, dưới ống kính xét nghiệm của các nhà nghiên cứu - REUTERS
Quảng cáo

Ngày 02/05/2012 tạp chí khoa học Nature của Anh và ngày 21/06/2012 đến lượt tạp chí Science tại Hoa Kỳ, đã phổ biến kết quả nghiên cứu siêu vi H5N1 gây bệnh cúm gia cầm và đã làm cho hơn 350 nạn nhân tử vong tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hai kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng với khả năng biến chủng của H5N1, con siêu vi này đã lây lan một cách dễ dàng trong loài chồn hương, một sinh vật thuộc loài có vú. Nói cách khác, H5N1 có tiềm năng trang bị phương tiện lây giữa người và người qua đường hô hấp.

Nghiên cứu của giáo sư Hà Lan Ron Fourchier, thuộc trung tâm Eramus ở Rotterdam, đi đến kết luận là chỉ cần 5 lần đổi « gen », một con siêu vi H5N1 hội đủ khả năng truyền nhiễm giữa loài chồn hương. Nhóm khoa học gia Hà Lan phát hiện rằng H5N1 có thể tự biến chủng chứ không cần phối hợp với siêu vi khác như mọi người vẫn lầm tưởng.

Nhóm nghiên cứu của Mỹ do giáo sư Yoshihiro Kawaoka thuộc đại học Wiscosin đã đi đến cùng một kết quả. Đầu tiên, ông tạo H5N1 đổi gen để thích nghi với bộ máy hô hấp con người và có nhiều điểm tương đồng với chồn hương. Sau đó H5N1 đổi « gen » được cấy với siêu vi cúm lợn N1H1 và tạo ra được virus « lai » H5H1. Kết quả thử nghiệm trên loài chồn hương thì thấy loài động vật này lây H5H1 cho nhau qua đường hô hấp.

Hai công trình nghiên cứu này do Viện Y tế Hoa Kỳ tài trợ nhưng cách nay 8 tháng, Cơ quan Quốc gia Khoa học và An toàn Sinh học của Mỹ (NSABB) ra lệnh khoan phổ biến vì sợ kết quả lọt vào tay khủng bố. Tại sao giới đạo đức khoa học đã thay đổi ý kiến ? Nhu cầu phổ biến kiến thức khoa học để thúc đẩy tiến bộ phục vụ y tế cộng đồng có lẽ đã phá vỡ định kiến lo sợ.

Một thống kê mới về số nạn nhân của siêu vi cúm lợn H1N1 cao gấp 15 lần thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới. Theo tạp chí The Lancet công bố thống kê mới vào tuần lễ cuối của tháng 6, do Mỹ thực hiện, thì số tử vong do virus H1N1 gây ra là 284.000, đặc biệt là ở châu Phi và Đông Nam Á nhưng thực tế có thể lên đến 579.000.

Vào thời điểm dịch cúm lợn hoành hành vào năm 2009, Tổ chức Y tế của Liên Hiệp Quốc thẩm định 18.500 nạn nhân tử vong. Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của hai khám phá mới về H5N1, bước tiến cần thiết để tìm thuốc chủng ngừa, ban Việt ngữ RFI đặt câu hỏi với bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, trường đại học Gaven, Sydney.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.