Vào nội dung chính
KHOA HỌC

Hoãn phóng tên lửa Soyuz từ Guyane

Hôm nay 20/10/2011, tập đoàn Arianespace thông báo hoãn lại trong 24 giờ việc phóng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ Guyane (Pháp), vì lý do kỹ thuật.

Hỏa tiễn  Soyuz VS01 tại sân bay vũ trụ Guyane ngày 14/10/2011
Hỏa tiễn Soyuz VS01 tại sân bay vũ trụ Guyane ngày 14/10/2011 Reuters
Quảng cáo

Thông báo cho biết, do phát hiện  một điều bất thường trong quá trình nạp nhiên liệu vào tầng thứ ba của tên lửa Soyuz, chương trình phóng dự kiến đã bị hủy bỏ. Những người phụ trách Arianespace khẳng định là tên lửa Soyuz sẽ được phóng đi vào ngày mai.

Đây là lần đầu tiên, một tên lửa của Nga sẽ được phóng lên vũ trụ ngoài các sân bay vũ trụ của Nga và Kazakhstan.

Tên lửa Soyuz dự kiến sẽ đưa lên quỹ đạo hai vệ tinh đầu tiên của hệ thống định vị toàn cầu Galileo của Châu Âu. Việc đưa hai vệ tinh lên vũ trụ này là nằm trong chương trình của Cơ quan không gian Châu Âu (ESA). Galileo là hệ thống định vị toàn cầu hoàn toàn mang tính dân sự, mà Châu Âu dự kiến sẽ khánh thánh vào năm 2014, để cạnh tranh với hệ thống định vị GPS của Hoa Kỳ. Với 30 vệ tinh, hệ thống định vị tương lai Galileo của Châu Âu dự kiến sẽ mang lại độ chính xác cao hơn GPS.

Lợi thế của tên lửa Soyuz phóng tại Guyane là ở chỗ : đây là địa điểm gần xích đạo, vì thế Soyuz có thể mang được một lượng vật tư có trọng tải ba tấn lên không trung, so với 1,7 tấn nếu được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur. Sử dụng tên lửa của Nga, Châu Âu sẽ giảm được nhiều chi phí. Tên lửa Ariane 5 của Châu Âu, được thiết kế chủ yếu để phóng các vệ tinh có trọng lượng trung bình từ năm đến mười tấn, không hiệu quả đối với việc phóng các vệ tinh nhỏ hơn.

Để thực hiện cuộc phóng này theo đúng như mô hình được thực hiện ở Baikonur, trên một diện tích rộng 20.000 m², 600 công nhân, kỹ sư Pháp và Nga đã làm việc tại Guyane từ năm 2005. Tổng chi phí lên đến 500 triệu euro. Bên cạnh đó, tên lửa Soyuz đã có những thay đổi để đáp ứng với các tiêu chuẩn của Châu Âu và các đòi hỏi của môi trường tại Guyane. Việc lắp ráp Soyuz do Cơ quan không gian Nga Roskosmos đảm nhiệm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.