Vào nội dung chính
KHÔNG GIAN

NASA lại phóng phi thuyền lên Mặt trăng

Bốn mươi năm sau khi các phi hành gia cuối cùng của chương trình Apollo rời khỏi Mặt trăng, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA hôm qua, 06/09/2013, đã phóng một phi thuyền thăm dò mới lên Mặt trăng để khám phá những bí ẩn của bầu khí quyển rất mỏng của thiên thể này.

Phi thuyền LADEE được phóng từ trung tâm không gian Wallops (www.nasa.gov)
Phi thuyền LADEE được phóng từ trung tâm không gian Wallops (www.nasa.gov)
Quảng cáo

Tên lửa chở theo phi thuyền LADEE ( Lunar Atmosphere and Dust Environment Explorer ) đã được phóng lên từ trung tâm không gian Wallops, trên một đảo gần bờ biển bang Virginia, miền Đông Nam Hoa Kỳ.

Phi thuyền không người lái này, có kích thước cỡ bằng một chiếc xe hơi, trên nguyên tắc đã tách khỏi tầng cuối của tên lửa 20 phút sau khi được phóng lên. Phi thuyền LADEE sẽ đến được Mặt trăng trong vòng một tháng nữa. 

Phi thuyền này sẽ thu thập những dữ liệu chi tiết về cơ cấu và thành phần hóa học của khí quyển Mặt trăng và xác định xem những hạt bụi có nằm lơ lững trong bầu khí quyển này, nhất là ở chỗ gần mặt đất, hay không. 

Cơ quan NASA cho biết, những hạt bụi này có thể giải thích bí ẩn của những vầng sáng mà các phi hành gia của phi thuyền Apollo từ năm 1962 đến 1972 đã quan sát được trên Mặt trăng vào thời điểm trước khi Mặt trời mọc. 

Nắm rõ hơn về các đặc tính của bầu khí quyển Mặt trăng có thể sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rành những thiên thể khác của Thái dương hệ, chẳng hạn như các tiểu hành tinh hoặc các Mặt trăng của những hành tinh khác. 

Nhưng việc nghiên cứu bầu khí quyển Mặt trăng phải được thực hiện trước khi các chuyến thám hiểm sắp tới phá hỏng bầu khí quyển rất mỏng manh này. Nhiều quốc gia, nhất là Trung Quốc, đã loan báo ý định phóng phi thuyền lên Mặt trăng. Vào tuần trước, Bắc Kinh thông báo sẽ phóng một phi thuyền từ đây đến cuối năm 2014. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.