Vào nội dung chính
KHÔNG GIAN

Vệ tinh Maven tìm hiểu nguyên nhân khí quyển sao Hỏa bị tan biến

Trong quá khứ xa xôi, trên Hỏa tinh cũng có nước và bao bọc chung quanh là một bầu khí quyển giúp cho hành tinh anh em của địa cầu có những điều kiện thuận lợi cho sự sống. Thế nhưng, vì những lý do nào mà phần lớn khí quyển biến mất?. Vệ tinh Maven sẽ tìm cách trả lời câu hỏi trị giá 671 triệu đô la.

Vệ tinh Mars Atmosphere and Volatile Evolution (MAVEN) được giới thiệu với báo chí, tại Trung tâm Không gian Kennedy, Cape Canaveral, Florida,  ngày 27/09/2013
Vệ tinh Mars Atmosphere and Volatile Evolution (MAVEN) được giới thiệu với báo chí, tại Trung tâm Không gian Kennedy, Cape Canaveral, Florida, ngày 27/09/2013 REUTERS
Quảng cáo

Maven, chữ tắt của Mars Atmosphere and Volatile Evolution, sẽ được đưa vào quỹ đạo sao Hỏa để phân tích các lớp khí trên thượng tầng khí quyển cùng tác động hỗ tương với mặt trời và gió mặt trời.

Vệ tinh Maven nặng 2,45 tấn sẽ được phi thuyền Atlas V mang lên không gian dự kiến vào lúc 13giờ 30 trưa nay, từ căn cứ không gian Cap Canaveral, Florida.

Nếu mọi việc diễn ra như dự kiến thì vệ tinh thám hiểm Maven sẽ mất khoảng 10 tháng, đến điểm hẹn vào ngày 22/09/2014. Phi vụ tìm hiểu này tốn kém 671 triệu đô la.

Theo NASA, 4 tỷ năm trước, sao Hỏa có bầu khí quyển dầy đặc hơn, thuận lợi cho sự tồn tại của nước trên mặt đất. Nhưng khi khí hậu thay đổi quan trọng, một phần lớn khí quyển sao Hỏa biến mất. Hình ảnh chụp được cho thấy trước đây trên sao Hỏa có nhiều nước và nhờ đó, bầu khí quyển dầy hơn hiện nay, có thán khí CO2 và dưỡng khí oxy tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm nhiệt độ ấm áp.

Các nhà khoa học muốn biết nước và CO2 biến đi đâu và từ đó sẽ hiểu được lịch sử của sao Hỏa.

Theo dự tính của NASA, vệ tinh Maven, trang bị 9 bộ phận đo lường, quang trắc, sẽ quay chung quanh sao Hỏa theo quỹ đạo hình bầu dục với khoảng cách tối thiểu 150 km và tối đa 6000 km.

Máy đo lường tác dụng hỗ tương với mặt trời và gió mặt trời ( Solar Wind Electron Analyser) do Pháp chế tạo.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.