Vào nội dung chính
PHÁP - NGA

WikiLeaks tiết lộ: quan hệ Pháp-Nga chỉ tốt đẹp ở ngoài mặt

Theo biểu hiện bên ngoài, quan hệ Pháp-Nga đang rất tốt đẹp. Pháp tuyên bố Nga là một đối tác chiến lược. Thủ tướng Pháp Fillon đã nói với đồng nhiệm Putin rằng Nga ngày nay là một chế độ dân chủ. Nhưng theo tiết lộ của WikiLeaks, được báo Le Monde trích dẫn : Trong mắt Paris, Nga là một chế độ độc tài thô bạo. 

Tổng thống Pháp Sarkozy và đồng nhiệm Medvedev (Reuters)
Tổng thống Pháp Sarkozy và đồng nhiệm Medvedev (Reuters)
Quảng cáo

Theo Le Monde, vào năm 2009, trong cuộc họp giữa quan chức ngoại giao Mỹ và Pháp, một quan chức ngoại giao của điện L’Élysee cho rằng, giới lãnh đạo Nga không có tầm nhìn xa, họ chỉ chăm chăm vào lợi ích trong sáu tháng, và chỉ lo cho lợi ích cá nhân của họ. Còn một cố vấn chiến lược của phủ tổng thống Pháp thì nhận định, chính sách của Nga chỉ nhắm đến những lợi ích ngắn hạn, và chỉ để phục vụ cho một vài cá nhân.

Washington và Paris cũng chỉ trích chế độ độc tài của Matxcova. Tháng giêng 2010, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố với người đồng nhiệm Pháp là ông Hervé Morin rằng, chế độ dân chủ ở Nga đã biến mất, và chính phủ hiện tại thực tế do các các cơ quan an ninh điều khiển. Trong khi đó, ông Morin không hề phản đối lập luận này.

Tài liệu cũng cho biết, năm 2008, một quan chức ngoại giao Pháp đánh giá : Nga là một chế độ độc tài khoác áo dân chủ, và trong thực chất không hề có bất kỳ cơ chế nào giúp người dân được tham gia quyết định công việc của đất nước. Nga lúc nào cũng muốn thay đổi trật tự Châu Âu hiện tại, vốn được hình thành thời hậu chiến tranh lạnh. Về vấn đề này, cố vấn ngoại giao tổng thống Pháp cho rằng, phải một thế hệ nữa thì nước này mới chịu chấp nhận thực tế bị mất ảnh hưởng đối với Ba Lan hay là Ukraina.

Về vấn đề an ninh thế giới, giới chức Pháp cho rằng, Nga luôn thực hiện chính sách 2 mặt. Nga cho rằng, để cho phương Tây sa lầy ở Afghanistan và duy trì tình hình hiện tại của Iran sẽ có lợi cho Nga hơn. Cụ thể là : Iran và phương Tây tiếp tục căng thẳng, thì Nga sẽ được tiếp tục đảm bảo quyền độc quyền về tuyến đường năng lượng nối vùng Trung Á và thị trường thế giới.

Khi chính quyền Omaba tiến hành tái khởi động quan hệ ngoại giao với Nga, một quan chức ngoại giao Pháp cảnh báo phía Hoa Kỳ hãy coi chừng Matxcova sẽ tranh thủ kiếm lợi ích một cách đơn phương. Liên quan đến lĩnh vực khí đốt năm 2009, Pháp cho rằng, chiến lược của Nga là muốn tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong vấn đề cung cấp năng lượng cho Châu Âu do các quốc gia châu lục này đã không có nhiều nguồn cung cấp. Nga đã tạo ra cuộc khủng hoảng này để cố gắng tái lập kiểm soát trong vùng ảnh hưởng truyền thống.

Năm 2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã hoan nghênh đề nghị của Nga về việc triệu tập hội nghị quốc tế để thảo luận về vấn đề cấu trúc lại cơ chế an ninh châu Âu. Nhưng theo tài liệu do wikiLeaks tiết lộ thì sau đó ông Sarkozy cho rằng : những đề nghị này là không thể chấp nhận được, đó chỉ là lời khiêu khích, nước Pháp chấp nhận là trong ý đồ muốn buộc Nga vào trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Năm 2007, khi mới đắc cử, Nikolas Sarkozy muốn tỏ ra khác với người tiền nhiệm Jacques Chirac, nên ông này đã không ngại làm phật lòng Nga khi thẳng thừng phê phán tình trạng nhân quyền của Nga. Một quan chức ngoại giao Pháp khi đó còn nói với quan chức ngoại giao Hoa Kỳ rằng, Nga đã tiến đến một chính sách ngoại giao độc tài, bá quyền và hung bạo, phản ánh chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc. Thế mà đến sau cuộc chiến Gruzia, điện Élysée đã thay đổi quan điểm khi vun bồi quan hệ với Medvedev trong hy vọng ông này sẽ độc lập được với thủ tướng Putin.

Năm 2009, khi tiếp Ngoại trưởng vừa nhậm chức của Hoa Kỳ, bà Hillary Clintion, bộ trưởng Ngoại giao Pháp ông Bernard Kouchner phê phán rằng người Nga cứng nhắc, thô lỗ, và cho rằng bộ trưởng Ngoại giao Nga ông Serguei Lavrov là một trong những người thô bạo và thâm hiểm. 

Lò bếp tiết kiệm năng lượng

Từ 10 năm nay, Hội Tái tạo năng lượng, Môi trường và Đoàn kết (Gères)đã triển khai chương trình sản xuất loại lò tiết kiệm năng lượng ở Cam Bốt. Năm nay, chiếc lò thứ 1 triệu đã được bán ra. Lê Quân Minh Cường, là một trong những chuyên gia của hội đi tham dự hội nghị quốc tế về môi trường 2010 diễn ra ở Cancun, Mêhico. Liberation có bài ghi nhận ý kiến của anh với dòng tựa « Còn thiếu tầm nhìn trong lĩnh vực đầu tư hạn chế thải carbone ».

Giải thích cho việc vì sao Geres lại chọn dụng cụ nhà bếp cho chương trình năng lượng của mình, Cường cho biết, củi là chất đốt chính cho 3 tỷ người trên thế giới. Người thành phố thì hay sử dụng than. Vì thế, tạo bếp tiết kiệm năng lượng là rất quan trọng. Bản thân anh đã có nhiều đóng góp trong việc chuyển giao công nghệ từ một trung tâm nghiên cứu Thái Lan. Anh cũng chịu trách nhiệm về nghiên cứu, đào tạo và quảng cáo hàng.

Cường cho biết, giai đoạn 2003-2006, trên 1.9 triệu euro của dự án thì thiếu đến 20%. Phần còn lại là do Liên Minh Châu Âu hỗ trợ. Để bù vào, Geres đã kêu gọi các nước phía Bắc giúp đỡ các nước phía nam. Sau đó, kết quả tiết kiệm năng lượng rất khả quan. Vì thế, từ năm 2007, Geres đã tìm được đủ nguồn vốn hoạt động.

Liên quan đến hội nghị Cancun, ânh cho biết, chương trình giảm thải carbone của Geres đến giới thiệu tại hội nghị môi trường quốc tế Cancun là phù hợp. Nhưng để được ủng hộ thì còn lệ thuộc vào suy nghĩ của từng nước, do những nước này thường hay cứng nhắc.

Trong việc tài trợ, Cường cho rằng, những quy chế hỗ trợ hiện tại còn lắm phức tạp và thiếu tầm nhìn bao quát. Những quy định này cần được cải thiện, cụ thể là nhắm đến người cần sử dụng nguồn tài trợ, chứ đừng chỉ chăm vào hỗ trợ cho ông nghiệp. Một vấn đề khác mà Cường đề cập đến là chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ mà lại chiếm đa số thị trường năng lượng, trong khi các nước nghèo thì lại thiếu năng lượng sử dụng. Vì không đủ năng lượng sử dụng, nên các nước này không « gây ô nhiễm môi trường đủ mức » để có thể lập dự án xin hỗ trợ phù hợp với nghị định thư Kyoto.

Bản xếp hạng của OCDE về giáo dục tại 65 nước

Hôm qua, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) đã công bố kết quả nghiên cứu thực hiện trên 470 000 học sinh ở 65 quốc gia. Cuộc nghiên cứu nằm trong chương trình theo dõi kỹ năng quốc tế (Pisa). Chương trình này đánh giá định kỳ 3 năm về khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh trước thử thách của thế giới hiện tại. Nghiên cứu tập trung trong 3 lĩnh vực là đọc hiểu, toán học và hiểu biết khoa học. Học sinh tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm dựa trên bài viết về mối nguy hiểm của điện thoại di động và một vở kịch.

Dẫn đầu bảng xếp hạng lần này là các nước châu Á là Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đạt kết quả cao nhất trong đọc hiểu là Thượng Hải.Hơn ¼ học sinh của vùng này tỏ ra khả năng suy nghĩ sâu hơn để giải đáp những bài toán phức tạp.

Phần Lan mất đi vị trí đầu bản năm nay không phải là do chất lượng giáo dục nước này xuống dốc, mà do có nhiều quốc gia mới xuất hiện. Đức cũng cải thiện được thứ hạng của mình, mà theo các chuyên gia nguyên nhân là do nước này đã tăng nhưng yêu cầu tuyển dụng đối với giáo viên, các trường thì được đảm bảo quyền tự chủ và có chính sách giúp đở học sinh gặp khó khăn.

Về phần minh, nước Pháp nằm trong số các nước đạt điểm trung bình. Nguyên nhân là do giai đoạn 2000-2009, số lượng học sinh yếu kém của nước này tăng. Nền giáo dục Pháp cũng bị đánh giá là bất bình đẳng, bỏ rơi các học sinh yếu kém.

Thuốc Aspirine có thể hạn chế tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư

Theo Liberation, hôm qua, giáo sư Peter Rothwell thuộc đại học Oxford đã cho công bố kết quả nghiên cứu của ông trên tạp chí y học Anh The Lancet. Theo đó, việc mỗi ngày dùng 75mg aspirine có thể hạn chế tử vong đối với nhiều loại ung thư.

Trong thời gian gần 20 năm dùng aspirine, nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt giảm 10%, ung thư phổi giảm 30%, ung thư thực quản giảm 60%.

Tuy nhiên, các chuyên gia về ung thư cảnh báo, biện pháp phòng ngừa này chỉ dành cho những bệnh nhân có nguy cơ cao. Giáo sư Rothwell cũng yêu cầu nên có những nghiên cứu bổ sung, đặc biệt về công dụng của aspirine đối với ung thư ở phụ nữ như ung thư vú hay ung thư buồng trứng.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.