Vào nội dung chính
PHÁP - HÀN QUỐC

Châu Âu bác đề nghị của Pháp đòi kiểm soát xe hơi nhập khẩu từ Hàn Quốc

Ủy ban châu Âu đã bác bỏ đề nghị của Pháp, đòi kiểm soát việc nhập khẩu xe hơi từ Hàn Quốc, có thể dẫn đến tái áp thuế hải quan cho dù đã ký thỏa thuận tự do mậu dịch vào năm ngoái. Paris hôm nay 23/10/2012 cho biết rất lấy làm tiếc về quyết định của châu Âu, và vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của kỹ nghệ xe hơi Pháp trước Bruxelles.  

Ủy ban châu Âu đã bác bỏ đề nghị của Pháp, đòi kiểm soát việc nhập khẩu xe hơi từ Hàn Quốc
Ủy ban châu Âu đã bác bỏ đề nghị của Pháp, đòi kiểm soát việc nhập khẩu xe hơi từ Hàn Quốc reuters
Quảng cáo

Hồi tháng Tám, sau khi tập đoàn PSA Peugeot Citroën loan báo việc sa thải 8.000 công nhân tại Pháp, Paris đã đề nghị Bruxelles yêu cầu Seoul phải thông tin trước về kế hoạch xuất khẩu xe vào Liên hiệp châu Âu. Được biết sau thỏa thuận mậu dịch tự do ký với Hàn Quốc tháng 7/2011, số lượng xe hơi Hàn Quốc xuất sang châu Âu tính đến cuối tháng 6/2012 đã tăng đến 41% so với năm ngoái, riêng tại Pháp tăng 24%.

Ủy ban châu Âu hồi đáp rằng yêu cầu của Pháp dựa trên một điều khoản cần chứng minh là việc nhập khẩu này tập trung vào một hay nhiều quốc gia thành viên của Liên hiệp, nhưng điều kiện này đã không được đáp ứng.

Theo phát ngôn viên John Clancy của ủy ban thương mại Liên hiệp châu Âu, thì xe hơi nhập từ Hàn Quốc giảm 37% so với trước khi xảy ra khủng hoảng, và việc gia tăng hiện nay là từ tác động của sự hồi phục kinh tế. Ông Clancy nói thêm : « Tuy nhiên Ủy ban châu Âu vẫn cảnh giác và tiếp tục giám sát chặt chẽ lượng hàng nhập từ Hàn Quốc trong những lãnh vực nhạy cảm như xe hơi, dệt may và hàng điện tử thông dụng ».

Về phía Pháp, thông cáo của Bộ Phục hưng Sản xuất và Bộ Ngoại thương hôm nay cho biết : « Chính phủ Pháp lấy làm tiếc về quyết định của Ủy ban châu Âu », nhưng vẫn duy trì « đối thoại thường xuyên » với Ủy ban về những diễn tiến trong vấn đề xe hơi Hàn Quốc.

Cả hai Bộ trưởng đều khẳng định sự ủng hộ kỹ nghệ xe hơi Pháp, nhắc lại quyết tâm bảo vệ quyền lợi của lãnh vực này trước các định chế châu Âu cũng như trong các hiệp định thương mại sắp tới với « các nước công nghiệp lớn » khác. Paris cũng sẽ tham vấn các nhân tố liên quan về các điều kiện cần thiết trong thương lượng hiệp định tự do mậu dịch với Nhật Bản.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.